[XÃ HỘI HỌC] BÀN VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ

Kháiniệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càngtrở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gầnnhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hộidân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết.


Thế kỷ Khai Sáng với nhiều tác phẩm bất hủ của các nhà triết học nổi tiếng như Rousseauhay Montesquier tuy chưathực sự nhắc đến một xã hội dân sự nhưng những tư tưởng về chủ quyền nhân dânvà sự phủ định vai trò tuyệt đối của nhà nước đã góp phần tạo nền tảng cho sựhình thành khái niệm xã hội dân sự. Từ đó đến nay, xã hội dânsự không còn là một khái niệm mới song cũng chưa đủ cũ để người ta thôi luậnbàn về nó. Nói cách khác, hơn 300 năm sau Thế kỷ Khai Sáng, gần 300 năm sau khi"Khế ước xã hội" của Rousseau ra đời, loài người đã có một bước tiếndài về phía xã hội dân sự nhưng vẫn còn sự nhận thức khác nhau giữa các cộngđồng dân tộc. Xã hội dân sự, ở một số nơi, chưa được thừa nhận và tôn trọng, do đó, nó không phát huy đượcvai trò của mình trong tiến trình phát triển. Vậy xã hội dân sự là gì? Vai tròcủa nó cũng như tương quan giữa nó và sự phát triển của con người là gì? Sựthiếu vắng hay không được thừa nhận xã hội dân sự ở một số quốc gia đang pháttriển có ảnh hưởng thế nào đến quá trình tổ chức và rèn luyện nền dân chủ củacác quốc gia này? Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu và thảo luận một cáchrất nghiêm túc.

1. Xã hội dân sự và đặc điểm của nó
Xã hội dân sự là xã hội phi nhà nước
Tôi cho rằng, xã hội dân sự, hiểu một cách đơn giảnnhất là xã hội phi nhà nước, ở đó, mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trênsự tự thảo luận và tạo ra sự đồng thuận trên các vấn đề của cuộc sống mà khôngcần có sự can thiệp của nhà nước. Xã hội dân sự là xã hội tự cân bằng. Nócó các tổ chức do xã hội lập ra để thể hiện những loại hình ý chí khác nhau củacộng đồng. Nói cách khác, tự bản thân xã hội dân sự sẽ điều chỉnh, hạn chế tấtcả những sự cực đoan, những hành vi không phù hợp với lợi ích cộng đồng bằngcác quy tắc bất thành văn mà không cần sự tham gia của các yếu tố nhà nước. Cóthể nói tính tự lập là bản chất của xã hội dân sự, tức là xã hội tự giải quyếtcác vấn đề của nó. Xã hội dân sự là xã hội tự quản lấy mình và đến một mức độmà nó không có khả năng để tự quản nữa thì phần còn lại rơi vào nhà nước. Rấtnhiều quốc gia chậm phát triển đã không nhận thức được điều này. Người ta luôncho rằng nhà nước phải có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mà không biếtrằng nhà nước là bộ phận nối dài của xã hội dân sự để giải quyết những côngviệc mà bản thân xã hội không tự giải quyết được. Thực ra, nếu chúng ta thừa nhận sự pháttriển các hình thái kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước nhằm dung hoàlợi ích của các cộng đồng người trong một xã hội hay nếu chúng ta thừa nhận nhànước được hình thành từ sự góp vốn tự do của con người thì chúng ta sẽ thấyrằng, rõ ràng xã hội dân sự có trước nhà nước. Nhà nước là bộ phận thượng tầngcủa xã hội, là nơi giải quyết những vấn đề xã hội đòi hỏi, hay nói cách khác,con người tạo ra nhà nước để giải quyết những vấn đề mà tự nó không giải quyếtđược. Còn nếu chúng ta quy lịch sử phát triển loài người vào lịch sử phát triểncác nhà nước, tức là nếu chúng ta cho rằng, con người chỉ trở thành con ngườixã hội khi có nhà nước thì chúng ta sẽ biến nhà nước trở thành kẻ sinh ra xãhội. Và như thế, chúng ta sẽ không thừa nhận tình trạng không có con người nằmngoài nhà nước, và nó dẫn đến một logic là Xã hội = Nhà nước.
Hầu hết các nước chậm phát triển hay đang phát triển đềunhận thức chưa đúng về vai trò của nhà nước. Sự phong cho nhà nước một quyềnlực quá lớn đã dẫn đến một logic ngược lại, nhà nước không phải là nơi giảiquyết những vấn đề xã hội đòi hỏi mà xã hội là nơi để nhà nước áp đặt những đòihỏi của mình. Sự phủ bóng quá lớn của nhà nước xuống xã hội đã khiến đời sốngdân sự của con người bị thu hẹp lại thậm chí trở thành bất hợp pháp. Pháp luậtở một số quốc gia không thừa nhận tình trạng không có nhà nước trong một loạtcác khu vực khác nhau của đời sống và làm mất đi những yếu tố của xã hội dânsự. Ví dụ, nhà nước không thừa nhận vai trò làm chứng của một luật sư cho cáccam kết dân sự của khách hàng mà chỉ thừa nhận sự làm chứng của các cơ quancông chứng nhà nước. Nhận thức sai lầm về vai trò của nhà nước, con người cũngnhận thức sai lầm về địa vị xã hội. Một số người luôn quan niệm là phải làmviệc ở cơ quan nhà nước mới có địa vị xã hội và danh dự. Do đó, con người bằngmọi giá phấn đấu để được vào biên chế, để được bao cấp, được bảo vệ bởi nhà nước.Con người mất tự tin khi bị tách khỏi nhà nước và con người bơ vơ về tinh thầnkhi ra khỏi nhà nước. Trạng thái này kéo dài ở một số quốc gia, làm hình thànhnên một nền văn hóa không có dấu hiệu dân sự. Nền văn hóa mà người ta lấy tấtcả những ưu thế trong hệ thống nhà nước làm thước đo của giá trị thì không cònđời sống dân sự, tức là con người không có quyền lợi nào nếu không gắn với mộtnhà nước cụ thể. Nhưng trong hàng trăm hành vi của con người hàng ngày, có baonhiêu phần trăm là hành vi mang chất lượng nhà nước và bao nhiêu hành vi mangchất lượng tự nhiên? Và con người lành mạnh là con người hành động tự giác haycon người hành động trong sự giục giã, giám sát và điều chỉnh của nhà nước? Nóinhư thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò điều chỉnh và giám sát của nhà nướcvì rõ ràng, có những vấn đề mà nếu nhà nước không đảm nhiệm, xã hội dân sựkhông thể giải quyết nổi.
Ở đây, phải nói thêm một khía cạnh là trong một quốc giabao giờ cũng có nhiều cộng đồng dân sự, có nhiều quy tắc và điều này đã khiếnmột số người nhầm lẫn giữa các quy tắc dân sự của cộng đồng với hương ước, lệlàng. Họ tưởng rằng đó là thể hiện cơ bản của xã hội dân sự. Phải khẳng địnhrằng hương ước hay lệ làng thực chất là những quy tắc phản ánh một xã hội khutrú và chậm tiến bộ. Nó là những thói quen văn hóa rất chậm thay đổi, lưutruyền từ đời nọ sang đời kia, con người mặc nhiên chấp nhận nó như một quyước. Còn những quy tắc trong xã hội dân sự được hình thành dựa trên cơ sở sựđồng thuận xã hội, tức là con người trực tiếp tham gia vào quá trình thươngthảo về những quy tắc và đấy là biểu hiện của trình độ phát triển cao, trong đómỗi người dân đều ý thức được vai trò, quyền và lợi ích của mình. Những quy tắcnày có thể biến đổi theo thời gian tùy thuộc vào trạng thái phát triển của xãhội.
Sự khác biệt giữa xã hội dân sự và xã hội công dân
Các cuộc tranh luận giữa các học giả còn xoay quanh kháiniệm xã hội công dân hay xã hội dân sự. Ban đầu, ý tưởng về "xã hội dânsự" và "xã hội công dân" gần như đồng nhất, nhưng dần dần haikhái niệm ấy tách khỏi nhau vì trong tiến trình phát triển, con người ngày càngthấy rõ mỗi công dân đồng thời cũng là con người với tất cả những đặc tínhphong phú của mình. Cho nên, không thể quy toàn bộ tính phong phú ấy vào trongkhái niệm công dân. Vậy xã hội công dân là gì? Tôi cho rằng, xã hội công dân làmột xã hội mà các thành viên của nó là công dân theo đúng nghĩa. Vấn đề đặt ralà công dân là gì? Công dân là các thành viên của một xã hội hiện đại, ở đómọi quyền của con người đều được tôn trọng, tức là mỗi một con người trở thànhchủ sở hữu xã hội và có các quyền hiến định và pháp định rành mạch. Nóicách khác, nếu xã hội dân sự là xã hội nằm ngoài nhà nước, không cần đến nhànước thì xã hội công dân là pháp chế hóa xã hội dân sự. Như vậy, xã hội dân sựrộng lớn hơn và cũng căn bản hơn nhiều so với xã hội công dân.
Có thể nói, 80-90% hành vi hàng ngày của mỗi con người làhành vi tự nhiên, phi nhà nước. Thử tưởng tượng con người sẽ sống, sinh hoạtnhư thế nào nếu hàng ngày, hàng giờ, hàng phút anh ta mang trong mình ý niệm làmột công dân? Con người làm sao có đủ cảm hứng sáng tạo khi luôn phải mang nặngnghĩa vụ này, nghĩa vụ kia. Tuy vậy, một con người khi sống với cộng đồng dânsự của mình, họ cũng có những thỏa thuận, có những sự cân bằng tự nhiên củamình. Nói cách khác, xã hội dân sự đó phải nằm trong một nhà nước cụ thể haycác cộng đồng dân sự phải nằm trong một thể chế nhà nước cụ thể, và tất cả mọingười đều bình đẳng với nhau trước pháp luật bởi tư thế công dân của mình. Xãhội công dân là xã hội cần đến nhà nước và nhà nước phải tuân thủ các quy luậtcủa xã hội công dân để hành xử. Còn xã hội dân sự là xã hội không lệ thuộc vàonhà nước. Nói cách khác, nói đến xã hội dân sự là nói đến nhân quyền còn nóiđến xã hội công dân là nói đến dân quyền. Tuy nhiên, ở các quốc gia chậmphát triển, người ta thường đề cao xã hội công dân thay vì xã hội dân sự, ngườita cho rằng chỉ cần xã hội công dân là đủ bởi vì họ không muốn thừa nhận nhânquyền, họ muốn khoả lấp nhân quyền vào trong dân quyền. Xã hội dân sự là xãhội mà ở đó nhân quyền thống trị còn dân quyền là mảnh đất chung nhau giữa conngười tự nhiên với con người xã hội. Dân quyền là cơ sở của việc hình thànhnhà nước. Sau khi làm nghĩa vụ công dân thì con người mới có quyền đòi hỏiquyền làm chủ nhà nước tức là quyền tạo ra nhà nước. Quyền tạo ra, cải tạo vàcấu trúc lại nhà nước là quyền công dân, là kết quả của việc thực thi các nghĩavụ công dân. Ví dụ, đóng thuế là biểu hiện cơ bản của dân quyền, còn các quyềntự nhiên thuộc về cá nhân con người là biểu hiện của nhân quyền. Như vậy, xãhội công dân là xã hội có liên quan chặt chẽ với nhà nước, với pháp luật còn xãhội dân sự là xã hội tự nó, không lệ thuộc vào nhà nước. Vậy xã hội dân sự lệthuộc vào cái gì? Bởi nếu pháp luật là công cụ điều chỉnh mối quan hệ trong xãhội công dân thì cái gì điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội dân sự? Tôi chorằng, đó là văn hoá. Văn hoá giúp con người xử lý các quan hệ với nhau, vớicộng đồng, xử lý với những khái niệm thiêng liêng trong đời sống dân sự, đờisống tinh thần. Và những quy tắc bất thành văn mà con người sử dụng để điềuchỉnh, để hạn chế tất cả sự cực đoan, những hành vi không phù hợp với lợi íchcông cộng chính là văn hoá. Vì thế, trong nhiều nghiên cứu về pháp luật vànhà nước, tôi đã cho rằng mọi khế ước xã hội nếu không được xây dựng dựa trênnhững kinh nghiệm văn hoá hay có khả năng biến thành văn hoá thì những khế ướcxã hội ấy chắc chắn sẽ thất bại. Do vậy, xã hội dân sự rộng hơn và cũng cơ bảnhơn nhiều so với xã hội công dân.

2. Những hệ quả của việc xã hội dân sự không được thừanhận
Một xã hội lành mạnh là Xã hội = Nhà nước + Xã hội dânsự. Nhưng ở những quốc gia mà nhà nước được trao cho quyền lực quá lớn thì xãhội dân sự sẽ biến dạng và trở thành đối tượng bất hợp pháp. Phải khẳng địnhrằng xã hội dân sự là một không gian sống tất yếu của con người. Vì thế, việckhông thừa nhận xã hội dân sự ở một số quốc gia chậm phát triển đã gây ra nhiềuhệ quả nghiêm trọng.
Các giá trị cá nhân của con người không được tôn trọng
Một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất của conngười là vào thế kỷ XV, XVI, XVII, con người bỗng nhận ra mình là một cá nhân.Chính vì nhận thức được nguyên lý ấy mà phương Tây đã phát triển mạnh mẽ chỉsau vài trăm năm. Rất đáng tiếc rằng cho đến bây giờ rất nhiều dân tộc ở phươngĐông vẫn chưa thức tỉnh, chưa thức tỉnh một thực tế, một chân lý, một sự thậtvô cùng quan trọng đối với tiến trình phát triển của nhân loại là: mỗi conngười là một cá nhân. Các xã hội phương Đông nói chung vẫn không tôn trọngcác giá trị cá nhân, giá trị con người, không xem giá trị con người là mộttrong những chiến lược phát triển. Họ vẫn xem các giá trị chính trị, giá trịlãnh đạo, giá trị thủ lĩnh quan trọng hơn các giá trị con người mà không biếtrằng cơ sở khoa học của mọi chính sách chính là để phục vụ con người với tưcách là một cá nhân chứ không phải với tư cách là một khái niệm.
Phải nói rằng, khi không thừa nhận các các giá trị cánhân và đồng nhất nó với cá nhân chủ nghĩa là con người đã sai. Cá nhân chủnghĩa cũng là một thuật ngữ sai hoàn toàn về mặt triết học. Không có cá nhânchủ nghĩa mà chỉ có trạng thái cực đoan của mỗi cá nhân. Trạng thái cực đoancủa mỗi cá nhân là trạng thái hàng ngày của đời sống, do vậy mới cần nhà nướcđể điều chỉnh. Con người ai cũng có khuyết điểm, nếu không có khuyết điểm thìnhà nước sẽ không tồn tại, khuyết điểm của mỗi cá nhân là tiền đề khách quan đểnhà nước tồn tại, bởi nhà nước điều chỉnh các sai lầm của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầuhóa, thời đại mà quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế ngàycàng quyết liệt, bản thân con người hàng ngày cũng phải tham gia vào cuộc cạnhtranh ấy thì mỗi con người buộc phải mài sắc nhất khả năng của mình để có thểgiành chiến thắng. Và khả năng mài sắc năng lực của mỗi con người được quyếtđịnh bởi các giá trị cá nhân của họ. Nói cách khác, giá trị cá nhân là sức cạnhtranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia. Dovậy, các quốc gia phải tìm mọi cách huy động hay giải phóng nhân tố này mộtcách tối đa. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải củng cốđịa vị nhân quyền, tôn trọng nhân quyền, xây dựng không gian pháp luật và chínhtrị để bảo vệ các quyền con người. Không có các quyền cá nhân làm tiền đề thìcon người không thể có cuộc sống dân sự lành mạnh được. Con người hành động,sáng tạo theo lẽ phải của tâm hồn. Khi con người luôn luôn có những yếu tố nhắcnhở rằng họ là công dân thì con người không còn cuộc sống dân sự nữa. Vì thế,một hệ thống chính trị hợp lý là con người tự giác nghĩ đến công dân, đếnquyền, đến trách nhiệm công dân của mình chừng nào cuộc sống đòi hỏi. Do đó, xãhội phải tồn tại xã hội dân sự với tất cả tính chất tự quản của nó để hạn chếđến mức tối đa sự cần thiết phải huy động sự can thiệp của nhà nước vào các vấnđề của đời sống của người dân. Cần nhận thức rằng, tỷ lệ lệ thuộc hành vi hàngngày của xã hội vào nhà nước càng ít bao nhiêu thì xã hội càng lành mạnh bấynhiêu vì xã hội bao gồm những con người biết tự quản, tự lo và biết tự giác.Một xã hội mà con người biết tự quản, tự lo và tự giác là một xã hội đòi hỏichi phí ít tốn kém nhất cho các quản lý hành chính. Hơn nữa, khi "tiếtkiệm" nhân lực cho việc quản lý hành chính nhà nước là chúng ta làm cho xãhội có thêm lực lượng lao động, xã hội có thêm lực lượng lao động nghĩa là cóthêm lực lượng dân sự và làm mạnh hơn khu vực sản xuất, khu vực kinh doanh...
Con người không có không gian tái xác lập trạng thái cânbằng
Người ta thường nói nhiều đến vai trò chính trị của xãhội dân sự như là vai trò tiên quyết nhưng tôi cho rằng, vai trò quan trọngnhất của xã hội dân sự chính là nó tạo ra một không gian sống của con người,nơi con người tái xác lập lại sự cân bằng sau những quá trình tìm kiếm và chinhphục. Bởi dường như vẫn tồn tại một nghịch lý là sự phát triển của con ngườiđồng nghĩa với việc phá vỡ tỷ lệ cân bằng tự nhiên. Làm thế nào để duy trì đượctỷ lệ hợp lý mà con người vẫn phát triển là một vấn đề cực kỳ khó bởi theo tôi,con người vẫn phải trả giá. Tuy vậy, con người phải kiên nhẫn tìm kiếm ra tỷ lệhợp lý. Không có cách nào khác cả, không thể xây dựng lý thuyết để đưa ra mộtđáp số có tính chất định lượng và chỉ ra sự hợp lý. Con người thận trọng là conngười không lao đầu vào sự mất cân bằng, con người xác lập được, tìm thấy đượcsự cân bằng trong sự bừng tỉnh của mình trong quá trình phát triển. Còn khi conngười lấn lướt tự nhiên, con người ào ào chiến thắng, con người đi lên một cáchbất kể thì con người không tìm thấy, không nhận ra các giới hạn hợp lý. Nhưngkhông phải tất cả mọi người đều đi tìm tỷ lệ hợp lý, tỷ lệ hợp lý bao giờ cũngdo bộ phận tinh khôn nhất, tinh túy nhất, có tầm nhìn nhất của cộng đồng conngười phát hiện. Cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp như vậy và đó chính làđội ngũ trí thức. Đội ngũ trí thức là đội ngũ sinh ra để xác lập tỷ lệ hợp lýgiữa tự nhiên và phát triển. Nếu như chính trị lấn át đời sống trí tuệ, chínhtrị trở thành yếu tố chỉ huy vô điều kiện đời sống trí tuệ thì thực chất con ngườiđã phá vỡ khả năng kiểm soát tốc độ để tìm kiếm các giới hạn của sự cân bằng.Cho nên, khi con người đi tìm một tỷ lệ hợp lý giữa phát triển và tự nhiên thìđấy chính là đi tìm tỷ trọng của nhà nước chính trị, nhà nước ở quy mô nào thìcòn giữ được đời sống dân sự. Đời sống dân sự là cách thể hiện tập trungnhất của cái gọi là thái độ đi tìm sự cân bằng của con người. Xã hội dân sựlà công cụ duy nhất, là cấu trúc duy nhất mà con người duy trì trạng thái bìnhtĩnh, trạng thái cân bằng trong quá trình phát triển. Do vậy, nếu trả lại chođời sống con người trạng thái phát triển tự nhiên và nó tự cân bằng thì bảnthân sự tự cân bằng đó đã là sự phát triển vì nó hạn chế sự sai của quá trìnhphát triển. Còn ở một quốc gia mà xã hội dân sự không được thừa nhận thì Xã hội= Nhà nước. Khi Xã hội = Nhà nước thì tất cả mọi người đều phụ thuộc vào nhànước, đều trông chờ vào nhà nước và khi chính phủ có vấn đề thì xã hội khônghoạt động được nữa, thậm chí rối loạn và dẫn đến tan rã.
Con người không có nơi trở về sau một chu trình chính trị
Con người, dù là người lao động bình thường hay một nhàlãnh đạo cấp cao thậm chí cả tầng lớp hoạt động chính trị chuyên nghiệp, saucông việc, bao giờ cũng là sự trở về với cuộc sống dân sự bình thường của mình.Đời sống dân sự là nơi năng lực và phẩm hạnh của con người được tái tạo lạihàng ngày sau một chu trình làm việc, tuy nhiên, không phải ai cũng nhận rađiều ấy, và chính vì gán vào cho nhà nước quá nhiều công việc nên con người đãvô tình co xã hội dân sự của mình. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến một đối tượng"nhạy cảm" là nhà chính trị và những nhà quản lý hoạt động nhà nước.Bởi nhà nước cũng bao gồm những con người, cũng có những lúc họ rời khỏi địa vịcủa người cầm quyền. Cùng với lý thuyết về nhiệm kỳ thì mọi người đều trở thànhdân, cho nên, phải có một xã hội dân sự để nhà chính trị quay trở về làm ngườibình thường. Nếu không có một xã hội dân sự đủ hợp pháp, không có một cơ sở tạora nguồn sống hợp pháp cho họ thì họ quay về đâu? Trong tác phẩm "Chiếntranh và hòa bình", tôi nhớ đoạn người ta tả về công tước NikolaiBolkonski, bố của Andrei Bolkonski, khi về ông ta có một trang trại, ông ta cómột xưởng cơ khí, ông ta làm thợ tiện, ông ta dạy con gái làm toán giảitích.... Hiện nay, ở rất nhiều quốc gia chưa đạt đến trạng thái ấy. Có rấtnhiều nhà lãnh đạo không hiểu, thậm chí không ủng hộ khái niệm xã hội dân sự,cho nên con người không có chỗ hạ cánh, không có chỗ quay về khi rời khỏi nhànước.
Cùng với xã hội dân sự, phẩm hạnh và năng lực của conngười được tái tạo lại hàng ngày đồng nghĩa với việc con người có thể trở thànhnguyên liệu tốt của các chu trình chính trị khác. Nói cách khác, khi phẩm hạnhvà năng lực của con người được tái tạo lại hàng ngày, con người có thể trởthành đầu vào cho một chu trình làm việc, chu trình chính trị khác. Nhưng quantrọng hơn cả, chỉ với xã hội dân sự, sau mọi chu trình chính trị, con ngườivẫn còn là chính nó.
Không có nguồn các giải pháp cho tương lai
Tại sao ở rất nhiều quốc gia lạc hậu, các chính sáchchính phủ đưa ra thường không đạt hiệu quả như mong muốn thậm chí còn mang tínhrủi ro cao? Đó là vì chúng thường được hoạch định một cách chủ quan bởi bộ máycầm quyền chứ không phải bằng sự thảo luận giữa nhà nước và nhân dân, tức lànhân dân không có cơ hội thể hiện sự phản biện nhằm làm hợp lý hóa các chínhsách. Và sự không có cơ hội để thực hiện phản biện xã hội lại bắt nguồn từ việcxã hội dân sự không được thừa nhận.
Một trong những vai trò chính trị quan trọng nhất của xãhội dân sự là nó là đối tác bình đẳng của nhà nước, là không gian mà ở đấy mỗingười dân được thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và quan trọnghơn là phản biện lại các chương trình hành động của Nhà nước. Càng ngày ngườita càng thấy rõ hơn những ý nghĩa tích cực của phản biện xã hội bởi nó tạo rasự tương tác, sự hợp tác của các lực lượng xã hội và từ đó, nảy sinh ra cácnguồn của các giải pháp, nguồn của các ý kiến, nguồn của các sáng kiến để tăngcường chất lượng của sự sáng suốt của những người lãnh đạo đất nước. Phảnbiện xã hội còn là sự tự cân bằng về các ý kiến giữa các lực lượng xã hội khácnhau và làm cho các hành vi của các lực lượng xã hội trở nên cân bằng hơn, hợplý hơn. Do vậy, nếu không có xã hội dân sự hay ở những quốc gia chậm pháttriển, xã hội dân sự chưa được thừa nhận thì xã hội đã thiếu đi một nguồn, mộtkênh các giải pháp để có thể điều chỉnh hoặc làm hợp lý các chương trình hànhđộng xã hội.
Sự bế tắc của các chính sách pháttriển có thể dẫn đến sự sụp đổ của một số nhà nước nhưng không phải lúc nào sựbế tắc của nhà nước đồng nghĩa với sự bế tắc của xã hội bởi xã hội luôn tiềm ẩnnhững nhân tố mới, những giải pháp bất ngờ và vô cùng duyên dáng. Và chính xãhội dân sự là vườn ươm những yếu tố mới để phục vụ cho sự phát triển trongtương lai. Nguồn của việc phát triển các lực lượng phục vụ nhà nước là từxã hội dân sự, nếu không lấy được từ xã hội dân sự những nguồn để thay thế cáclực lượng phục vụ nhà nước thì nhà nước sẽ thoái hoá. Đầu tiên là thoái hóa vềchính trị, sau đó là thoái hóa về trí tuệ và cuối cùng là thoái hóa về đạo đức.

1 nhận xét:

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang