[XÃ HỘI HỌC] XÃ HỘI DÂN SỰ: KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ

Xã hội dân sự hiện đang là vấn đề đượccả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà họach định chính sách quan tâm. Kháiniệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biếnvề "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của côngdân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xãhội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợihiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phichính thức. Ở Việt Nam, ngoài các tổ chức xã hội truyền thông, nhiều tổ chức xãhội mới đã và đang ra đời. Các tổ chức đó đang tích cực tham gia và đóng gópvào nhiều họat động xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong điềukiện mới.



Hiệnnay, không một tư duy về hoạch định chính sách phát triển nào có thể tránh bànluận tới vấn đề "xã hội dân sự". Xã hội dân sự trở thành một điểmthen chất trong các cuộc thảo luận của cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhàhọach định chính sách, đặc biệt tại tác nước đang ở trong quá trình công nghiệphóa và hiện đại hóa. Bài viết này trình bày những nội dung chủ yếu liên quantới vấn đề xã hội dân sự, cụ thể là một số vấn đề chung và những thảo luận sơbộ về tình hình "khu vực dân sự" ở Việt Nam trong quá trình đổi mới.
Kháiniệm "xã hội dân sự”
"Xãhội dân sự" là khái niệm xuất hiện sớm nhất ở nước Anh (1594), nó đượchiểu là những con người sống trong cộng đồng. Sau đó, khái niệm này có hainghĩa. Trong lý thuyết của các nhà triết học Scottish (thế kỷ XVIII), xã hộidân sự có nghĩa là xã hội văn minh với một Nhà nước không độc đoán. Đến thế kỷXIX, ở nước Đức, trong các trước tác chính trị của Hêgen, thuật ngữ xã hội dânsự phân biệt với Nhà nước. Hêgen mô tả xã hội dân sự như là một phần của đờisống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, xã hội dân sự và Nhà nước, khái niệmhàm nghĩa lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợiích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận. Nhà triết học này nhấnmạnh rằng, một xã hội dân sự tự tổ chức cần phải do Nhà nước cân nhắc và đặttrật tự cho nó, nếu không xã hội đó sẽ trở thành tư lợi và không đóng góp gìcho lợi ích chung.
Xétvề những điều kiện lịch sử của xã hội dân sự, nó có thể được coi là một thànhquả của sự phát triển lịch sử nhân loại. Xã hội dân sự xuất hiện lần đầu tiêntại một số nơi ở châu âu vào cuối thế kỷ XVIII. Các giai cấp trung lưu mới cùngvới giới hữu sản đang thương mại hóa, đòi hỏi những điều kiện khuyến khích sựphát triển của tích luỹ tư nhân, trong khi Nhà nước vẫn duy trì trật tự và tínhổn định hợp pháp nhưng không còn có thể áp đặt những trật tự tôn giáo trung cổ.Đây là giai đoạn Nhà nước phát triển mạnh để duy trì luật pháp và trật tự mớidựa trên những nguyên lý của triết học Khai sáng.
Bốnnguyên lý sau của triết học Khai sáng được coi là gắn liền với sự xuất hiện củaxã hội dân sự trong thời đại này:
1)sự thay thế cái siêu nhiên bằng tự nhiên, tôn giáo bằng khoa học, quyết địnhcủa thần thánh bằng quy luật của tự nhiên,
2)đề cao vai trò của lý tính dựa trên kinh nghiệm, coi đó là công cụ giải quyếtcác vấn đề xã hội,
3)lòng tin vào tính thiện của con người và do đó, vào tiên bộ của nhân loại,
4)sự quan tâm tới những quyền con người, đặc biệt là quyền tự do.
Từquan điểm này, các nhà triết học Khai sáng nhìn xã hội dân sự như là một sựthay thế về mặt xã hội cho trạng thái tự nhiên, cho việc đề cao tính cá nhân vàtinh thần hiệp hội đang nổi lên ở thời kỳ đó.
Kháiniệm "xã hội dân sự" còn được đặc trưng bằng tinh thần cộng đồng. Cácnhà xã hội học, đặc biệt là Tocqueville, coi nước Mỹ thế kỷ XIX là điển hình vềmặt này. Giải thích về tinh thần hiệp hội ở Mỹ thế kỷ XIX, giới phân tích nhấnmạnh vào sự tự nguyện, tinh thần cộng đồng và đời sông hiệp hội độc lập như lànhững cơ chế đảm bảo sự cố kết xã hội đặc thù tại một xã hội đa sắc tộc. Sự tựnguyện và tinh thần cộng đồng của các công dân theo nghĩa đó là đặc trưng cho"bản chất" của khu vực dân sự và nó góp phần vào họat động có hiệuquả của Nhà nước. Về sau này, nhiều phân tích đều nhấn mạnh tới tính đặc thùnày và coi đó là cái tạo nên sự năng động của xã hội Mỹ.
Cácđịnh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinhthần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trịcủa mình. Theo tinh thần này, xã hội dân sự được tạo thành bởi một loạt cácđoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại (công đoàn và các đoànthể có tính chuyên nghiệp) và những tổ chức truyền thống dựa trên mối quan hệhọ hàng, dân tộc, văn hóa và khu vực, giữa các tổ chức chính thức và phi chínhthức. Những đoàn thể tự nguyện làm việc vì quyền lợi chung. Chúng định hìnhthành và khuyến khích phát triển bởi các cộng đồng địa phương. Nói một cách đơngiản, các tổ chức dân sự thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Ngườidân tự tổ chức lại căn cứ theo các nhu cầu, nguyện vọng hay tín ngưỡng chung vàthể hiện thành các loại hình họat động.
Chínhtinh thần cộng đồng tạo nên sự thay đổi có tính chiến lược của các tổ chức phichính phủ trên thế giới hiện nay. Nguyên tắc "hành động dựa vào cộngđồng" đã chuyển vai trò của các tổ chức này từ phân phát phúc lợi sangcủng cố, tăng cường các tổ chức và phong trào quần chúng, chuyển những ngườihưởng lợi từ vị trí người nhận sang người đóng góp. Hành động dựa vào cộng đồngphải chú trọng tới sự tham gia của những người hưởng lợi vì nó sẽ thúc đẩy sựhình thành các chiến lược phát triển bền vững, lấy con người và sự công bằnglàm trung tâm. Đi cùng với đó là sự trao quyền, các cộng đồng phải có hiểu biếtvà khả năng kiểm soát đối với chính bộ máy quyền lực đang quyết định cuộc sốngcủa họ.
Quanđiểm phổ biến tại các thảo luận về những chính sách phát triển trong thập niênqua là quan điểm nhìn xã hội dân sự từ góc độ tổ chức. Theo nghĩa đó, xã hộidân sự được coi là một trong hai yếu tố của quản trị hiện đại. Một yếu tố đượcđại điện bởi những thiết chế cai trị cơ bản, bao gồm các cơ quan hành pháp, lậppháp và tư pháp ở mọi cấp chính quyền. Và môi trường trong đó các thiết chếthực hiện những chức năng của mình là xã hội dân sự. Nó bao gồm các hình thứctham gia họat động xã hội chính trị của người dân, từ việc một người dân địaphương tìm đến cơ quan chính quyền để thúc giục lấp một cái hố trên đường, đếnviệc tổ chức số lượng lớn cư dân tham gia các tổ chức quần chúng trong xã hộihiện đại: đảng chính trị, hội doanh nhân, các đoàn thể khác...
Nhữngtrào lưu tư tưởng xã hội học và triết học có ảnh hưởng ở Châu Âu những năm sauĐại chiến thứ hai cũng xác định xã hội dân sự là một phạm vi tách biệt với Nhànước và thị trường. Điều đó có nghĩa rằng, xã hội dân sự bao hàm một loạt cáctổ chức và các tổ chức này vừa độc lập, vừa bảo vệ trật tự hiện hành.
Quanđiểm này có ảnh hưởng lớn tới các nhà họach định chính sách phát triển khi họkhuyến khích các thể chế dân chủ và cải cách thị trường ở các nước đang pháttriển. Đó chính là điều được gọi là nghị trình "quản trị tốt", thịnhhành vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trong đó đề xuất rằng, một "quỹđạo đạo đức" có thể được thiết lập giữa Nhà nước, thị trường và xã hội dânsự. Ba cực này sẽ cân bằng sự phát triển, bình đẳng và ổn định. Nghị trình "quảntrị tốt" đã dùng khái niệm xã hội dân sự trong những sáng kiến hỗ trợ sựphát triển của các nền kinh tế thị trường cạnh tranh, xây dựng Nhà nước quảntrị tốt, có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ và luật pháp phù hợp hơn, thúc đẩycác thiết chế dân chủ và tính tích cực xã hội chính trị. Hỗ trợ sự hình thànhvà đẩy mạnh họat động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là một phần của nghịtrình này.
Từquan điểm tổ chức, xã hội dân sự tạo thành "khu vực thứ ba" của xãhội với đặc trưng cơ bản là tính phi lợi nhuận. Theo đó, xã hội dân sự là mộtđời sống xã hội diễn ra trong khoảng cách giữa Nhà nước và thị trường. Đó làhọat động xã hội của nam nữ công dân, của các hội nhóm, các tổ chức, xuất pháttừ ý nguyện riêng, không phụ thuộc vào Nhà nước và các tính toán kinh doanh.Khi mà năng lực giải quyết các vấn đề xã hội và khuyến khích sự phát triển xãhội của Nhà nước ngày càng trở nên hạn chế, đồng thời vai trò của cộng đồngngày càng trở nên quan trọng thì ý nghĩa của xã hội dân sự càng nổi bật.
Tuynhiên, một vấn đề đặt ra là, trong khi việc xếp những tổ chức xã hội (Chínhphủ, quốc hội, các cơ quan quản lý Nhà nước, các chính đảng) vào khu vực Nhànước khá dễ dàng, thì việc xác định "khu vực tư nhân" lại rất khókhăn do cái vỏ ngăn cách "phi Chính phủ của nó khá mong manh. Nguyên cớ làbởi khu vực tư nhân được cấu thành từ những hãng, xưởng kinh tế tư nhân (khuvực lợi nhuận) và những cơ quan, hiệp hội, tổ chức tình nguyện… (khu vực philợi nhuận). Vì không có mục đích lấn chiếm hoặc chia sẻ quyền lực Nhà nước, vàcũng không nhằm theo đuổi lợi ích kinh tế (thị trường), nên những tổ chức thuộckhu vực phi lợi nhuận sẽ tạo ra một thành tố xã hội riêng, khác hẳn với nhữngthành tố theo đuổi mục tiêu quyền lực Nhà nước hoặc lợi nhuận thị trường. Thànhtố phi lợi nhuận này được gọi là "xã hội dân sự".
Xãhội dân sự và phát triển
Tuycó nhiều ý kiến khác nhau về xã hội dân sự, nhưng người ta đều thống nhất ở mộtđiểm chung là khái niệm này liên quan đến việc "củng cố phát triển và dânchủ. Các khu vực dân sự giữ một vai trò nhất định trong việc phát huy dân chủ.Tại nhiều nước đang phát triển thuộc khu vực châu Phi, Trung cận Đông và ĐôngNam Á, Nhà nước thường có tính tập trung cao độ và thiếu một cơ chế dân chủthực sự. Ở các quốc gia này, một nhóm tương đối nhỏ (giai cấp nắm chính quyền)kiểm soát và lạm dụng Nhà nước vì lợi ích riêng một cách có hệ thống trong hàngchục năm liền, trong khi nhiều nhóm, thành phần xã hội khác bị lãng quên hoặcthậm chí có thể bị kỳ thị. Đối với những bộ phận dân cư bị thiệt thòi này, mộtkhu vực dân sự lớn mạnh sẽ tạo cho họ khả năng tiếp cận nhiều hơn quá trìnhquyết định chính sách. Điều này sẽ cải thiện sự tham gia chính trị của ngườidân và làm tăng hiệu quả của các họat động của Nhà nước.
Đónggóp của các tổ chức xã hội dân sự đối với quản trị dân chủ gồm có tăng cườngtrách nhiệm giải trình, tính công khai và phản hồi của cơ quan Nhà nước, cũngnhư tăng cường sự tham gia và phổ biến thông tin đến người dân. Những cơ chếdân chủ (quy định của hiến pháp, quyền ứng cử và bầu cử…) là điều kiện cơ bảnvà là môi trường cho tiến trình dân chủ. Nhưng, trong thực tế, một chương trìnhdân chủ tối thiểu cho bầu cử và sự đảm bảo hiến pháp đối với người dân vẫn cònchưa đủ. Không có sự trợ giúp của xã hội dân sự, không có sự cộng tác giữa nhànước và các đại diện của xã hội và thiếu một văn hóa chính trị dân chủ (tôntrọng các quy tắc đạo đức và tôn trọng lẫn nhau…) thì dân chủ sẽ không tồn tại.Vì thế, khuyến khích và trợ sức cho xã hội dân sự đóng một vai trò chính trị xãhội quan trọng, mang tính chiến lược.
Pháttriển là một quá trình lâu dài về văn hóa - xã hội và cấu trúc tổ chức. Hainhân tố này đòi hỏi một Nhà nước có tính trách nhiệm cao trong mọi quốc giađang phát triển. Phát triển cũng như dân chủ không thể bị áp đặt và quá trìnhnày liên quan đến toàn bộ xã hội. Chỉ một Nhà nước đủ mạnh mới có khả năng thựcthi và gìn giữ những điều kiện dân chủ và xác lập một nền "quản trịtất" cho sự phát triển. Mặt khác, những nhân tố cơ bản cho dân chủ và pháttriển lại thường phát sinh gắn liền với xã hội dân sự. Dân chủ tham gia khôngchỉ có nghĩa là tham dự bầu cử, mà còn có nghĩa là tham gia trực tiếp vào đờisống kinh tế, văn hóa và xã hội. Những họat động xoá đói giảm nghèo, những đónggóp cho giáo đục và đào tạo, sự trợ giúp những họat động nông nghiệp, kinhdoanh và dịch vụ, những biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, những cơ quan truyềnthông, viện nghiên cứu độc lập và những hiệp hội đại diện quyền lợi cho ngườidân sẽ thúc đẩy sự phát triển thật sự.
Cáctổ chức xã hội dân sự đóng góp với Nhà nước bằng cách tham gia ngày càng tíchcực vào quá trình cung cấp dịch vụ. Những nỗ lực của khu vực dân sự bổ sung vàonguồn lực và họat động của Chính phủ trong việc phân phối địch vụ, giảm nhẹgánh nặng lên Nhà nước. Song song với sự lớn mạnh của khu vực tư, Nhà nước thuhẹp bớt lĩnh vực của mình. Xuất phát điểm cho công việc của xã hội dân sựthường là sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản hay cung cấp những sản phẩm dịch vụ.Trên thực tế, điều này bù đắp cho sự thiếu hụt của Nhà nước. Ngoài những côngviệc có thể gọi chung là dịch vụ, thành viên xã hội dân sự cũng thực hiện chứcnăng đại điện cho quyền lợi của các nhóm công dân bị thiệt thòi khi đưa ra cáckhuyến nghị, tác động đến điều kiện chính trị và quá trình soạn thảo chính sáchnói chung. Như vậy, xã hội dân sự có một vai trò quan trọng trong việc đòi hỏivà thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình.
Giớiphân tích nêu ra yêu cầu xem xét lại mối quan hệ nữa 4 loại hình thể chế lớn(gia đình, doanh nghiệp, Nhà nước và hiệp hội) với lợi ích chung và phúc lợitập thể hiện tại và tương lai. Chức năng chính của Chính phủ là bảo đảm quốcphòng, luật pháp và cơ sở hạ tầng, còn thị trường thì điều tiết những lợi íchthuần tuý tư nhân. Giữa hai mảng này là vô vàn những lợi ích và dịch vụ bán cônghoặc bán tư, đồng thời đó cũng chính là phạm vi mà các hình thức tổ chức mới(khu vực phi lợi nhuận, hay còn gọi là khu vực thứ ba) phát huy vai trò của nó.Một không gian chính trị và xã hội đang mở ra đối với khu vực thứ ba. Bên cạnhcác tổ chức phi lợi nhuận và tình nguyện hiện nay, còn có thêm cả những đồnglao động và những tổ chức mới. Như vậy là sự lớn mạnh của khu vực phi lợi nhuậnkhông chỉ về lượng, mà cả về chất nữa. Trong kinh tế. người ta trông đợi ở cácdoanh nhân, người lao động và người tiêu dùng. Trong chính trị, người dân nhìnvào các chính trị gia và công chức. Trong khu vực thứ ba cũng có người quản lý,người lao động, tình nguyện viên, nhưng còn thêm một yếu tố cơ bản hơn, đó làsự tự tổ chức tức là năng lực của các công dân trong việc tổ chức lại xungquanh những lợi ích và nhu cầu bên ngoài thị trường mà không chịu sự ép buộcnào từ phía Nhà nước. Đây chính là khía cạnh "xã hội dân sự" của khuvực thứ ba: phối hợp vô số hành động tư nhân hướng tới lợi ích công cộng, phục vụ.
Mộtcâu hỏi đặt ra là, tại sao sự tụ tổ chức ở rất nhiều quốc gia trên thế giớihiện nay lại thể hiện rõ hơn so với nhiều thập niên trước kia? Giới phân tíchcho rằng, xét về nguồn gốc và đối với nhiều xã hội, thì đó là do sự lớn mạnhcủa các giới trung lưu và sự chuyển đổi về giá trị trong thời gian qua, theo đócác trách nhiệm về an sinh xã hội, các họat động văn hóa, các chương trình giáodục và sự quan ngại về môi trường không còn đặt vào chỉ riêng Nhà nước nữa(việc tư nhân hóa hệ thống an sinh xã hội - một sự kiện mà chỉ cách đây vài nămkhông dám nghĩ đến - giờ đây đã bước vào nghị trình chính trị). Đương nhiên,công dân vẫn kỳ vọng Nhà nước gánh vác nhiều trách nhiệm, nhưng rõ ràng làtrách nhiệm đó ít hơn rất nhiều so với trong quá khứ. Điều này không có nghĩalà công dân không còn tin tưởng vào Nhà nước nữa mà là họ có nhiều niềm tin hơnvào chính bản thân mình và vào những xã hội mà họ đang sống. Tại những xã hộicó các quan điểm khác nhau về lợi ích công cộng, khu vực thứ ba tạo nên một sựđa dạng về thể chế, góp phần đổi mới và ngăn chặn những cơ chế độc quyền bằngcách tạo thêm một lĩnh vực tự tổ chức bên cạnh yếu tố quản lý Nhà nước và thịtrường.
Đổimới và "xã hội dân sự” ở Việt Nam
Nhữngthảo luận về "xã hội dân sự" ở Việt Nam xuất hiện khá sớm. Từ lâu giớiphân tích đã nhận ra rằng, nét đáng chú ý trong đời sống xã hội của làng, xãmiền Bắc là xu hướng nông dân muốn hợp thành các “phe nhóm". Người ta pháthiện trong làng xã Việt vào thập niên 40 của thế kỷ trước tồn tại vô số cáchình thức tổ chức "phi chính thức" (hội, phường...), bên cạnh các tổchức "chính thức" (Gourou, 2003). Đặc trưng căn bản của các hình thứctổ chức này là chúng đều dựa trên sự liên kết tự nguyện của nông dân, trongnhững hội nhóm đó, người nông dân trẻ làm quen với cuộc sống công cộng, tậpdượt vai trò mà họ sẽ đảm nhiệm trong làng, học cách "ăn nói". Đó làmột trong nhiều bằng chứng để một số học giả đi tới kết luận về "tính xãhội cao" của người nông dân Việt Nam trước năm 1954 (Jamielson,1998).
Sựcó mặt của các hình thức tổ chức tự nguyện đó biểu hiện vị thế nhất định củanông dân Việt Nam trong thời kỳ ấy: họ không phải là người nông nô hay ngườinông dân bán tự do trong các lãnh địa trung cổ, mà là "người nông dân tựdo" sống giữa một xã hội gồm những tiểu nông tư hữu, trong những làng xãít nhiều có tính tự trị trong quan hệ với chính quyền quân chủ.
Saukhi thực hiện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ năm 1986, hệ thống kinh tế của ViệtNamđược xác định là "nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Cơcấu kinh tế nhiều thành phần bao gồm "khu vực Nhà nước, khu vực tập thể,khu vực cá thể tư nhân, khu vực tư bản tư nhân và khu vực tư bản Nhà nước dướinhiều hình thức".
Cùngvới những tiến triển trong kinh tế là sự phát triển trong lĩnh vực xã hội. Từsau Đại hội lần thứ VI, chính sách của Đảng đối với các hội nghề nghiệp đã cósự tiến triển, khuyến khích sự ra đời của các loại hình "hội" khácnhau. Kết quả là nhiều tổ chức xã hội mới đã hình thành, bên cạnh các tổ chứcquần chúng và hội nghề nghiệp còn có các tổ chức định hướng theo lĩnh vực vàcác hội doanh nhân... Việc tồn tai với số lượng lớn và có tính đa dạng của cácloại hình tổ chức xã hội như vậy chứng tỏ rằng sự đa dạng hóa đang ngày càngtăng lên trong thực tế xã hội, kinh tế ở Việt Nam. Sự phát triển theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội Việt Nam dẫn đến việc xuất hiện những tác nhânxã hội mới và đổi mới các tác nhân xã hội đã có, chúng có thể được xem là nhữngxúc tác cho các quá trình thay đổi này.
Mộtthống kê tiến hành trong tháng 6/2000 cho thấy, tại thành phố Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh có tới 700 tổ chức xã hội. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 4/5tổ chức xã hội hiện tại được thành lập sau năm 1985. Tại Hà Nội, gần 1/4 tổchức xã hội đã tồn tại trước năm 1975 và gần 1/2 Đoàn thể quần chúng và khoảng1/3 Hội nghề nghiệp đã tồn tại từ trước khi thống nhất đất nước. Về lý do vàđộng cơ thành lập, tất cả các tổ chức xã hội ở hai thành phố này đều nhấn mạnhđến nguyện vọng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Sự ra đời củacác tổ chức này được nhà nước công nhận, quá trình thể chế hóa chúng đã và đangđược tiến hành. Ở nông thôn cũng diễn ra một quá trình xã hội tương tự: xuấthiện nhiều hội, các đoàn thể tự nguyện, "phi chính thức" và các phongtrào xã hội...
Trongsự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam, vai trò năngđộng của các tổ chức chính thức và phi chính thức, các đoàn thể tự nguyện vàphong trào xã hội ngày càng thể hiện rõ rệt. Các tổ chức này đã và đang đónggóp, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh thực hiện "dân chủ cơ sở",vào công tác xoá đói giảm nghèo, vào việc hình thành mạng lưới an sinh xã hộicũng như nhiều họat động xã hội khác tại các địa phương 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang