BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ



Trịnh Tiến Việt & Phan Thị Thủy

I. Đặc điểm của mối quan hệ giữa cấu thành tộiphạm và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tội phạm là một hiện tượng xã hội và một trong những đặcđiểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội thểhiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để xác địnhhành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạm hay không phải dựavào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truycứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Như vậy, “cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy địnhtrong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể” [2,tr.124]. Nhắc đến cấu thành tội phạm là đề cập đến các yếu tố cấu thành tộiphạm cũng như các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó. Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhànước khác nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quy địnhtrong pháp luật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuynhiên, việc quy định về cấu thành tội phạm cũng như các yếu tố cấu thành tộiphạm mới chỉ là bước đầu tiên có ý nghĩa xác định tội phạm, mục đích xa hơn nữacủa pháp luật hình sự là phải quy định biện pháp xử lý đối với tội phạm đó. Nóicách khác, đó là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hìnhsự cấm thực hiện và đương nhiên người thực hiện hành vi phạm tội phải chịutrách nhiệm hình sự trước Nhà nước. Cấu thành tội phạm là một khái niệm pháp lývà các dấu hiệu cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý cần thiết để định tộinhưng không phải là căn cứ đủ để quyết định giới hạn cấu thành tội phạm. Cácdấu hiệu cấu thành tội phạm là những dấu hiệu có tính đặc trưng, điển hình chomột loại tội phạm cụ thể, dựa vào cấu thành tội phạm các cơ quan tiến hành tốtụng có thể nhận thức đúng đắn cấu trúc của một loại tội nhất định và định tộidanh đúng cho người phạm tội.

Tội phạm là một hiện tượng có tính đa dạng thể hiện khôngchỉ ở các loại tội phạm khác nhau mà còn ở chỗ tội phạm được thực hiện bởinhững con người cụ thể khác nhau với những tình tiết, diễn biễn không giốngnhau. Điều này dẫn đến tính chất, mức độ nguy hiểm của mỗi loại tội phạm và mỗingười phạm tội có sự cao thấp khác nhau. Do vậy, để có căn cứ xác định mức độnguy hiểm của một tội phạm một cách chính xác và triệt để đáp ứng yêu cầu củanguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt, Điều 45 Bộluật Hình sự năm 1999 đã quy định rõ một trong những căn cứ Toà án phải cânnhắc khi quyết định hình phạt là các tình tiết tăng nặng (và giảm nhẹ) tráchnhiệm hình sự. Tuy nhiên, về khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựlại chưa được nhà làm luật ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999. Theo chúngtôi, có thể định nghĩa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựlà tình tiết được quy định trong Phần chung Bộ luật Hình sự với tính chất làtình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa án cá thể hóatrách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắchơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng cấu thành tội phạm và tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là hai khái niệm pháp lý khác nhau có bảnchất, ý nghĩa pháp lý khác nhau, đồng thời vai trò của chúng trong pháp luậthình sự cũng khác nhau. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có hoàn toàn độc lậpvới nhau và không có ảnh hưởng, tác động đến nhau hay đây là một mối quan hệtương hỗ, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau? Do vậy, việc xem xét mối quan hệgiữa cấu thành tội phạm và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩalý luận – thực tiễn quan trọng giúp cho việc nhận thức đúng đắn và áp dụngthống nhất các quy định của pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự được khách quan, công bằng và đúng pháp luật.

1) Mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ xuất hiện đối với một tội phạm cụ thể.
Khi xem xét về mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cần thống nhất một đặc điểm của mối quan hệnày là chỉ xuất hiện đối với một tội phạm cụ thể. Hành vi phạm tội được thựchiện trên thực tế không phải bao giờ cũng chỉ bao gồm một hoặc một số tình tiếtnhất định mà nó bao gồm tổng thể các dấu hiệu được thể hiện ra thế giới kháchquan và các dấu hiệu tâm lý, ý thức chủ quan của người thực hiện tội phạm. Muốnxác định được đúng tội phạm và là tội phạm cụ thể nào thì các cơ quan tiến hànhtố tụng phải cân nhắc, so sánh, đối chiếu các dấu hiệu của hành vi được thựchiện trên thực tế với các dấu hiệu được mô tả trong từng cấu thành tội phạm cụthể tại Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Những dấu hiệu được mô tả trongtừng cấu thành tội phạm chính là những chuẩn mực để xác định những đại lượngchung của trách nhiệm hình sự. Điều này “đánhdấu một bước tiến bộ của pháp luật hình sự nước ta, là biểu hiện của tư tưởngcông bằng được thể hiện trong pháp luật hình sự”[6, tr.97].

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết màcác cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, xác định sau khi đã xác định tộiphạm và người phạm tội. Tình tiết này phải là tình tiết có liên quan đến vụ ánvà tội phạm đang xem xét mà không phải là tình tiết định tội hay tình tiết địnhkhung hình phạt. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một phạm trù pháplý đặt ra để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Nếu không có tộiphạm thì cũng không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (tội phạm ở đâylà tội phạm cụ thể trong một vụ án hình sự). Trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự, quyết định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì cácdấu hiệu của cấu thành tội phạm ảnh hưởng ở mức độ khái quát đến quyền và lợiích của người phạm tội, còn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự lại ảnhhưởng một cách trực tiếp nhất đến các quyền và lợi ích của người phạm tội. Đểxác định tội phạm và người phạm tội phải dựa vào các dấu hiệu của cấu thành tộiphạm, nhưng để xác định một giới hạn hình phạt đối với người phạm tội thì tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự lại có vai trò rất lớn. Một mức hình phạt cụthể là ba năm, bảy năm, mười lăm năm, hai mươi năm, thậm chí là sự lựa chọngiữa hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình một phần phụ thuộc vào việcngười phạm tội có hay không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có mộthay nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, để từ đó Toà án quyết địnhquyền sống hay chết của người phạm tội. Như vậy, tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự nhìn từ góc độ này có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến quyếtđịnh của Toà án, đến quyền và lợi ích thiết thân của chính bản thân người phạmtội.

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được áp dụng ngangnhau đối với mọi cá nhân khác nhau, nhưng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hìnhsự lại ảnh hưởng khác nhau đối với những người phạm tội khác nhau trong cùngmột vụ án hình sự đối với một tội phạm cụ thể. Cụ thể, trong một vụ án hình sựcó thể có một tội phạm hoặc nhiều tội phạm, một người phạm tội hoặc nhiều ngườiphạm tội, nên việc xác định tình tiết định tội và tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự chỉ trong phạm vi một tội phạm cụ thể mà không được sử dụng tìnhtiết định tội của tội phạm này làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự củatội phạm khác cũng như tình tiết tăng nặng của người phạm tội này làm tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khác.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có tính chất hỗtrợ cho các dấu hiệu cấu thành tội phạm để xác định một cách chính xác, rõràng, cụ thể tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, làm căn cứxác định mức trách nhiệm hình sự công bằng đối với những người phạm tội khácnhau. Bởi lẽ, trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với từng cá nhân người phạmtội khác nhau với những đặc điểm, hoàn cảnh, cách thức thực hiện tội phạm khácnhau nên Toà án phải dựa vào các căn cứ cụ thể để đánh giá tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và của nhân thân người phạm tội.
Việc xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựlà trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết mộtvụ án hình sự. Trách nhiệm này không được hiểu là trong mọi tội phạm đều cótình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và các cơ quan tiến hành tố tụng phảixác định đủ ba loại tình tiết: tình tiết định tội, tình tiết định khung và tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một vụ án hình sự. Nếu hiểu như vậy sẽvi phạm nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong vụán hình sự với một tội phạm cụ thể có thể có hoặc không có tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự. Điều này phụ thuộc vào các tình tiết khách quan của tộiphạm mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được cân nhắc, xemxét đến khi Toà án quyết định hình phạt phải là tình tiết có liên quan đến tộiphạm đã thực hiện, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lênđáng kể. Đặc điểm này của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có liên quanmật thiết đến việc định tội danh – xác định sự trùng lặp giữa các dấu hiệu củacấu thành tội phạm cụ thể với các tình tiết thực tế khách quan của hành vi phạmtội. Một trong những dạng của định tội danh sai là định sai về loại tội phạm màngười phạm tội đã thực hiện, từ đó xác định sai tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự. Chẳng hạn: Hành vi phạm tội của A thuộc các dấu hiệu của tội thiếutrách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285), nhưng các cơ quan tiến hành tốtụng lại truy tố, xét xử A về tội cố ý làm lộ bí mật công tác (Điều 286) và xácđịnh có tình tiết tăng nặng là “Lợidụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” (quy định tại điểm c khoản 1Điều 48). Như vậy, A không những bị định tội danh sai mà còn bị áp dụng tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không đúng. Bởi lẽ, trong tội thiếu tráchnhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lỗi của người phạm tội là vô ý, người phạm tộikhông mong muốn thực hiện tội phạm thì cũng không có ý thức lợi dụng chức vụ,quyền hạn của mình để phạm tội.

2) Cấu thành tội phạm và tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự thể hiện mối quan hệ giữa tính khái quát của pháp luật hìnhsự và tính cụ thể của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự.
Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng “là sản phẩm của quy luật khách quan, làtấm gương phản chiếu những gì nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người”[9,tr.217]. Do vậy, Bộ luật Hình sự phải quy định một cách đầy đủ các tội phạm vàcác dấu hiệu của từng tội phạm, đảm bảo sự bình đẳng giữa những người phạm tộivới nhau. Tính khái quát của pháp luật hình sự thể hiện rõ nét ở các quy địnhvề các yếu tố cấu thành tội phạm, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể. Ởđây, các yếu tố cấu thành tội phạm giống như cái khung của một ngôi nhà và cáccấu thành tội phạm cụ thể là từng ngôi nhà cụ thể nhưng đó mới chỉ là ngôi nhàtrên bản vẽ. Tội phạm được thực hiện trên thực tế rất đa dạng và phong phú vớinhững tình tiết vượt ra ngoài phạm vi những gì pháp luật đã dự liệu. Thực tếkhách quan đó không chỉ đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải có sự sángtạo, linh hoạt trong việc vận dụng các quy phạm pháp luật hình sự mà còn đỏihỏi các quy định của pháp luật hình sự phải tạo một hành lang pháp lý, một cơsở pháp lý cho sự sáng tạo của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Việc ápdụng các quy phạm pháp luật hình sự vào từng trường hợp cụ thể là một hoạt độngrất phức tạp, đòi hỏi phải có sự tiến hành một cách tuần tự từ cái chung đếncái riêng, từ nhận thức khái quát đến đánh giá một cách cụ thể. Các cơ quantiến hành tố tụng là những nấc trung gian đưa các quy phạm pháp luật hình sựvào cuộc sống, áp dụng đối với những con người cụ thể trong từng vụ án cụ thể.Pháp luật hình sự phải tạo ra một hành lang đủ để các cơ quan tiến hành tố tụngcó thể thể hiện tính sáng tạo, chủ động của mình trong việc vận dụng quy phạmpháp luật để giải quyết vụ án hình sự một cách công bằng, khách quan và đúngpháp luật. Điều này có nghĩa các quy định của pháp luật hình sự trao quyền đánhgiá, phán xét cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong một giới hạn nhất định doluật định. Trong pháp luật hình sự Việt Nam quy định về cấu thành tội phạm lànhững dấu hiệu có tính khái quát, đặc trưng của một loại tội phạm cụ thể, là cơsở của trách nhiệm hình sự và có ý nghĩa trong việc định tội danh. Nói cáchkhác, “cấu thành tội phạm làđiều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự”[4, tr.59]. Cấu thànhtội phạm chỉ đảm bảo tính bình đẳng của pháp luật hình sự  chưa đủ để đảmbảo tính công bằng của pháp luật hình sự. Bởi lẽ, mặc dù những người phạm tộicùng thực hiện một tội phạm nhưng phương pháp, thủ đoạn, địa điểm hoàn cảnhphạm tội lại không giống nhau. Do vậy, không thể chỉ dựa vào duy nhất các dấuhiệu cấu thành tội phạm để quyết định mức độ trách nhiệm hình sự của nhữngngười phạm tội khác nhau. Việc Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quyết định hình phạt đãtạo cho Toà án cơ sở pháp lý để thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo của mìnhtrong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999không quy định cụ thể mức độ ảnh hưởng của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hìnhsự đến mức hình phạt của người phạm tội như thế nào mà trao quyền đánh giá nàycho Toà án. Tuy nhiên, sự đánh giá, phán xét của Toà án không phải vô hạn mà sựđánh giá nằm trong một phạm vi do luật đã định sẵn. Điều này thể hiện ở nhữngđiểm sau:

- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ bao gồmnhững tình tiết liệt kê tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong quátrình xét xử, Toà án không được cân nhắc đến những tình tiết khác ngoài phạm vinhững tình tiết do luật quy định tại Điều 48. Đây chính là điểm khác biệt sovới tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự không những được quy định trong pháp luật hình sự thực định (Bộluật Hình sự năm 1999), mà chúng còn được quy định trong các văn bản pháp lýkhác hoặc do Tòa án tự xem xét, cân nhắc để quyết định và được ghi vào bản án.
- Trường hợp một tình tiết đã được luật quy định là yếu tốđịnh tội hoặc định khung hình phạt thì Tòa án không được coi nó là tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Trong một vụ án hình sự, đối với người phạm tội dù cónhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì Toà án cũng không được quyếtđịnh mức hình phạt vượt mức tối đa mà khung hình phạt đã quy định hoặc lựa chọnloại hình phạt khác mà khung hình phạt không quy định.
Qua sự phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng việckhông quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung vào cấu thànhtội phạm cụ thể là một tất yếu khách quan. Nó vừa thể hiện tính mềm dẻo củapháp luật hình sự nước ta, không “bótay” các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đảm bảo tính cụ thểcủa việc xác định giới hạn trách nhiệm hình sự.

II. Mối quan hệ của các yếu tố cấu thành tộiphạm với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Qua việc xem xét các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hìnhsự được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999 cho thấy là cáctình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết phản ánh những đặcđiểm thuộc về mặt khách quan, mặt chủ quan hoặc nhân thân người phạm tội. Trongkhi đó, các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể, mặt khách quan, chủthể, mặt chủ quan của tội phạm. Như vậy, giữa các yếu tố cấu thành tội phạm vàtình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không hoàn toàn độc lập với nhau nêncần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự với từng yếu tố cấu thành tội phạm.

1) Mối quan hệ giữa khách thể của tội phạm vớitình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luậthình sự bảo vệ bị hành vi phạm tội xâm hại. Dựa vào khách thể của tội phạm,chúng ta xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội do con người thực hiện cóphải là tội phạm hay không và có cơ sở chung nhất để xác định tính nguy hiểmcủa tội phạm đó. Tuy nhiên, không thể chỉ căn cứ vào khách thể của tội phạm đểxác định mức độ trách nhiệm hình sự cụ thể của người phạm tội. Trong các bộphận cấu thành khách thể của tội phạm lại có ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệmhình sự của người phạm tội. Điển hình là đối tượng tác động của tội phạm là mộttrong các căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong phạm vimột khung hình phạt. Sự ảnh hưởng này được quy định cụ thể tại Điều 48 Bộ luậtHình sự năm 1999 khi liệt kê cụ thể những đối tượng tác động nào làm tăng mứcđộ trách nhiệm hình sự của người phạm tội như: Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữcó thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối vớingười lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác vàxâm phạm tài sản của nhà nước. Do vậy, khi người phạm tội có một trong nhữngtình tiết này thì mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của họ lớn hơn, và điềuđó có nghĩa mức hình phạt của họ sẽ cao hơn so với trường hợp bình thường màkhông có tình tiết ấy.

2) Mối quan hệ giữa mặt khách quan của tộiphạm với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm baogồm những dấu hiệu của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan: Hành vi nguyhiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậuquả, các dấu hiệu thể hiện khi thực hiện hành vi phạm tội nó gắn liền với côngcụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian và hoàn cảnh phạmtội. Những dấu hiệu thuộc mặt khách quan ở mức độ này hay mức độ khác đều cóảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm được quy định trong tất cả các cấu thành tộiphạm với ý nghĩa là dấu hiệu định tội. Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hộikhông có tính chất bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm cụ thể, nhưngviệc xác định dấu hiệu hậu quả luôn có vai trò quan trọng. Bởi một điều hiểnnhiên là “trong các điều kiệnkhác giống nhau hậu quả của tội phạm xảy ra càng nghiêm trọng thì mức độ hìnhphạt được quyết định càng phải nghiêm khắc”[6; tr.168]. Ngoài ra,trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm còn có các dấu hiệu khác như: côngcụ, phương tiện thực hiện tội phạm, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. Đasố trong các cấu thành tội phạm, các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu địnhtội hay định khung, nhưng các dấu hiệu này có thể đóng vai trò là các tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luậtHình sự năm 1999 và chúng cũng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội không chỉcủa tội phạm mà còn cả của nhân thân người phạm tội nữa. Các tình tiết đó baogồm: Xúi giục người chưa thành niên phạm tội, có hành động xảo quyệt, hung hãnnhằm trốn tránh che giấu tội phạm, dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tộihoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người, lợi dụnghoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khókhăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội, phạm tội có tổ chức.
Việc nghiên cứu các dấu hiệu thuộc mặt khách quan tội phạmtrước hết có ý nghĩa đối với việc định tội. Ngoài ra, các dấu hiệu thuộc mặtkhách quan tội phạm còn có ảnh hưởng tới việc xác định hình phạt, quyết địnhmức độ trách nhiệm hình sự cụ thể của người phạm tội.

3) Mối quan hệ giữa chủ thể của tội phạm vàtình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hànhvi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạtđộ tuổi do luật hình sự quy định. Một số cấu thành tội phạm cụ thể quy định rõvề chủ thể của tội phạm ngoài hai điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệmhình sự còn phải thoả mãn thêm các dấu hiệu như: có chức vụ, giới tính, nghềnghiệp, quan hệ gia đình… Những chủ thể này gọi là chủ thể đặc biệt của tộiphạm. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt có thể quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệuđịnh khung hoặc dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chủ thể đặcbiệt với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được ápdụng đối với người có chức vụ, quyền hạn. Chẳng hạn, điểm c khoản 1 Điều 48 Bộluật hình sự năm 1999 quy định tình tiết “lợidụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự. Đặc điểm chủ thể đặc biệt ở đây chỉ là người có chức vụ, quyềnhạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện tội phạm được dễ dàng và có khảnăng che giấu được tội phạm đó.

Khi nghiên cứu yếu tố chủ thể của tội phạm cần lưu ý mộtkhái niệm rất gần với khái niệm chủ thể của tội phạm, đó là khái niệm nhân thânngười phạm tội[7, tr.22]. Hai khái niệm này có ý nghĩa pháp lý khác nhau, mặcdù chúng đều đặc trưng cho người thực hiện tội phạm, chủ thể của tội phạm làmột trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, còn nhân thân người phạm tội là mộttrong những căn cứ để Tòa án cân nhắc khi quyết định hình phạt. Ngoài ra, mộtsố đặc điểm nhân thân người phạm tội còn được xác định là tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự, chúng được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sựnăm 1999 có ý nghĩa làm tăng mức độ nguy hiểm của nhân thân người phạm tội,phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục, cảm hóa người phạm tội, để có thể áp dụngmột mức hình phạt tương xứng với tội phạm mà họ thực hiện và đạt được các mụcđích của hình phạt. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng làm tăngmức độ trách nhiệm hình sự như: Phạm tội có tính chất côn đồ, phạm tội nhiềulần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

4) Mối quan hệ giữa mặt chủ quan của tội phạmvới tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trongcủa người phạm tội. Nội dung chủ yếu của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm:Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả cáccấu thành tội phạm, còn động cơ, mục đích phạm tội không phải là những dấu hiệutrong tất cả các cấu thành tội phạm cụ thể. Trong hệ thống các tình tiết tăngnặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999cũng đã thể hiện được nguyên tắc xử lý trong chính sách hình sự của Nhà nước talà những trường hợp phạm tội do cố ý phải bị xử lý nghiêm khắc hơn các trườnghợp vô ý phạm tội. Cụ thể, tình tiết “cốtình thực hiện tội phạm đến cùng” thể hiện tính nguy hiểm cao hơnso với trường hợp phạm tội bình thường hoặc phạm tội do lỗi vô ý. Mặt khác,trong các động cơ phạm tội, có nhiều động cơ thể hiện mức độ nguy hiểm cho xãhội cao của người phạm tội, gây căm phẫn lớn trong dư luận xã hội. Đó là nhữngđộng cơ thể hiện sự ích kỷ, xấu xa, bội bạc, phản trắc của người phạm tội, màtrong pháp luật hình sự gọi đó là “độngcơ đê hèn vàngười phạm tội có tình tiết này là căn cứ để tăng nặng mức trách nhiệm hình sựtrong phạm vi một khung hình phạt nếu tình tiết này không được quy định là tìnhtiết định tội hay tình tiết định khung của tội phạm đó.

Nhìn chung, sự tách bạch giữa các dấu hiệu thuộc các yếutố cấu thành tội phạm với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không phảibao giờ cũng rõ ràng và nó chỉ có ý nghĩa khi xem xét trong một tội phạm cụthể. Bởi vì, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là những tìnhtiết thuộc mặt khách quan, mặt chủ quan hoặc nhân thân người phạm tội. Để xácđịnh tội phạm phải có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu hành vi nguyhiểm cho xã hội do con người thực hiện không thoả mãn dù chỉ là một yếu tố cấuthành tội phạm thì không cấu thành tội phạm và cũng không cần đến yếu tố thứnăm nào khác. Với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì chỉ cần mộttình tiết cũng có giá trị tăng mức trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.Tất nhiên, “trong một vụ ánhình sự, đối với người phạm tội càng nhiều tình tiết tăng nặng thì mức độ tăngnặng trách nhiệm hình sự của họ càng cao, hình phạt áp dụng đối với họ càngnghiêm khắc” [8,tr.35]. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa các yếutố cấu thành tội phạm và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì các cơquan tiến hành tố tụng phải xác định các dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thànhtội phạm trước tiên sau đó mới xem xét đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hìnhsự và chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu trong vụ ánđó có và tình tiết đó không phải là tình tiết định tội hay tình tiết định khunghình phạt của một tội phạm cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam năm 1999.
2. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Tập thể tác giả do TSKH Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học Quốc gia HàNội, Hà Nội, 2001.
3. LêCảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự (TậpI), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000.
4. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường đại họcLuật Hà Nội, Tập thể tác giả do
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà chủbiên, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000.
5. KiềuĐình Thụ, Tìm hiểu Luật Hình sự Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh,1998.
6. VõKhánh Vinh, Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam,NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 1994.
7. TrịnhTiến Việt, Nhân thân người phạm tội – một căn cứ cần cân nhắckhi quyết định hình phạt, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2003.
8. Trịnh Tiến Việt, Bàn về tìnhtiết tăng nặng trong việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, Tạp chíKiểm sát, số 4/2003.
9. ĐàoTrí Úc, Luật Hình sự Việt Nam (Quyển I) – Những vấn đề chung,NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000.
10. Tội phạm học, luật Hình sự và luật Tố tụng hình sự,Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Tập thể tác giả do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang