[XÃ HỘI HỌC] CÁC LÝ THUYẾT VỀ HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI

Song đề xã hội học
Có một thực tế trong lịch sửxã hội học là các nhà nghiên cứu của bộ môn này bị mắc vào một số song đề(dilemma), những song đề đôi khi trùng lặp nhau đôi khi tách rời nhau, chúngtạo cảm hứng cho những khổ công tìm tòi và cũng gây nên những tranh luận lớn.Một trong những song đề ấy là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xãhội hay nhấn mạnh vào hành động xã hội. Thậm chí người ta còn nói rằng có haixã hội học: một ưu tiên đặt cấu trúc xã hội lên trên (cấu trúc luận), một xemcác hệ thống xã hội là sự sáng tạo của con người (các lý thuyết hành động hoặctương tác).


Những quan điểm như thế quyếtđịnh đến việc hiểu đối tượng của bộ môn. Theo Marshall (1998), có ba quan niệmvề đối tượng của xã hội học. Quan niệm thứ nhất, đối tượng của xã hội học làcấu trúc xã hội, tức là những khuôn mẫu của quan hệ xã hội tồn tại độc lập,trong đó các cá nhân và nhóm chiếm giữ những vị trí trong những cấu trúc ấy.Quan niệm thứ hai, đối tượng của xã hội học là những ý niệm tập thể (từ dùngcủa Emile Durkheim), đó là những ý nghĩa và cách thức của việc tổ chức thếgiới, thế giới ấy tồn tại bên ngoài và bên trên cá nhân, cá nhân được xã hộihóa vào trong thế giới đó. Quan điểm thứ ba, đối tượng của xã hội học là hànhđộng xã hội có ý nghĩa (theo nghĩa Max Weber sử dụng). Trong hình thái cực đoancủa quan niệm thứ ba thì không có gì gọi là xã hội cả: chỉ có những cá nhân vàcác nhóm tham gia vào các mối quan hệ với nhau. Quan điểm thứ ba có vẻ rất phùhợp với kinh nghiệm và tri thức đời thường. Cái đập vào mắt quan sát là"hoạt động của con người". Người ta không "nhìn thấy" cái"xã hội" đâu cả, chỉ thấy những con người đang hành động. Nhưng"đó" chính là xã hội. Vì vậy, ngay từ đầu xã hội học mắc vào một cặpbài trùng, một thế lưỡng nan: nó luôn thấy xã hội khác con người, đồng thời nóluôn không thể tách rời xã hội và con người.
Định nghĩa và khái niệm
Đối tượng của xã hội học làhành động xã hội
Hiện thực xã hội là khách thểchung của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để tự xác định bản sắc củamình, mỗi ngành phải tìm thấy lát cắt đối tượng nghiên cứu của bản thân từ cáikhách thể chung đó. Một trong những cách thức xác định lát cắt tiếp cận xã hộihọc là xem đối tượng nghiên cứu cơ bản của nó là hành động xã hội.
Hành động xã hội là sự traođổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóabên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sátđược trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hộicủa con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình tháinhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Đối vớicác cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức vàkinh nghiệm thực tiễn. Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt racâu hỏi về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy.
Cơ sở triết học và nhân họccủa hành động xã hội
Thời cổ đại đã phát triểnnhững suy nghĩ triết học và nhân học về "bản chất xã hội" của conngười như là cái bản chất thứ hai, nhưng mang tính quyết định. Như vậy, cơ sởtriết học để xã hội học xem hành động của con người là hành động xã hội chínhlà dựa trên quan điểm triết học về bản chất xã hội của con người. Trong luận đề6 về Feuerbach, Mác viết: "Bản chất con người không phải là một trừu tượngbên trong mỗi cá nhân. Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hoà cácquan hệ xã hội". Người ta thường nói: "Mỗi người là một xã hội nhỏ,mỗi xã hội là một người tổng quát" (trích theo H. Korte, 1995, tr. 21).
Triết học nhân học xem conngười không phải sản phẩm của bản năng mà là sản phẩm của thiết chế, "cáiđược xem là bản năng ở động vật, là cái được xem là thiết chế ở conngười". Con người có một động lực cao trong việc sáng tạo ra văn hóa, nókhông hành động theo sơ đồ đơn giản, kích thích - phản ứng” như động vật, màbao giờ cũng hành động xuất phát từ một khoảng cách với thế giới. Hành động baogiờ cũng là sự tác động qua lại của cái bên trong và cái bên ngoài, của việccảm nhận tình huống và cái bên trong của cá nhân: Khác với hành vi, hành độngcon người mang tính xã hội khi nó diễn ra trên cơ sở theo đuổi các động cơ vàmục đích: hành động xã hội là có ý thức, có căn cứ, mang tính phản tỉnh và địnhhướng mục tiêu.
Ba khái niệm nền tảng củahành động xã hội
Để hiểu được nền tảng của hànhđộng con người, xã hội học đề xuất ba khái niệm cơ bản: "ý nghĩa”, “chuẩnmực” và "giá trị”. Cùng với khái niệm hành động xã hội, ba khái niệm trênđồng thời là những thành phần tiên nghiệm của xã hội học, tức là đằng sau nókhông còn gì để hỏi nữa.
Ý nghĩa
Weber là người đã đưa "ýnghĩa" trở thành một khái niệm cơ bản trong "xã hội học thấu hiểu củamình. Ông sử dụng khái niệm ý nghĩa để làm rõ tính đặc thù của hành động conngười. Theo ông, để hiểu một hành động nào đó với tính cách là hành động xãhội, thì nhà xã hội học cần phân tích cái ý nghĩa chủ quan trong đó mà các chủthể hành động đã chia sẻ với nhau.
George Herbert Mead là ngườiđã nêu lên câu hỏi nghiên cứu: làm thế nào mà có được sự thích ứng lẫn nhaugiữa hành động của các cá nhân khác nhau? ông cho rằng ý nghĩa chính là yếu tốtrung tâm cho sự thích ứng lẫn nhau này. Trong tình huống tương tác, một chủthể lựa chọn từ nhiều khả năng hiểu khác nhau, tìm ra một cái xác định, ý nghĩacho phép người tiếp nhận hành động tiến hành một sự giải mã hành động (ý nghĩacủa các biểu tượng thể hiện trong hành động).
Khái niệm "ý nghĩa” baohàm những cơ sở sau. Thứ nhất, ý nghĩa giúp tạo ra một hình thái đặc thù cho sựcảm nhận, sự cảm nhận này làm cho hành vi của người khác trở nên có ý nghĩa vàcó thể hiểu được. Thứ hai, thông qua và vượt quá một tình huống hành động cụthể, nó cho phép nhìn vào nền văn hóa mà nó thể hiện (văn hóa: mối quan hệ giữacác chuẩn mực và giá trị của một hệ thống xã hội).
Chuẩn mực
Khái niệm chuẩn mực có nguồngốc từ tiếng lating, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. Người ta thấychuẩn mực có trong đạo đức theo nghĩa các tiêu chuẩn hành vi, trong mỹ học vàlogic, trong kỹ thuật và ngôn ngữ hàng ngày. Nói đến chuẩn mực là nói đến mộtsự đánh giá, phán xử: cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngượcvới chuẩn mực là lệch chuẩn, bất hình thường.
Trong lĩnh vực hành động xãhội, chuẩn mực là những quy tắc ứng xử được quy định rõ ràng, chúng tạo ra sựtiêu chuẩn hóa, điều khiến cho việc lặp lại các hành động và do đó các kỳ vọnghành động trở nên có thể tồn tại được. Giống như hành động xã hội, đối với xãhội học, chuẩn mực xã hội là một thành phần khái niệm tiên nghiệm của xã hộihọc. Nói cách khác, khái niệm chuẩn mực xã hội không thể được rút ra từ bất kỳmột khái niệm nào khác, nó thể hiện một hiện tượng tối nguyên thuỷ của cái xãhội.
Durkheim được xem là nhà xãhội học đầu tiên đề xuất vấn đề "tính chuẩn mực của cái xã hội". Đốivới cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại là một hiện thực có thể xác địnhmang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong tính chuẩn mực của các ứng xử xãhội. ông xem hiện thực này là thế giới của các sự kiện xã hội. Các chuẩn mực xãhội trở thành cái bên ngoài, nó giới hạn ý chí của con người trong quan hệ củahọ với nhau. Chuẩn mực hóa có nghĩa là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêuchuẩn liên quan với nhau, loại trừ các khả năng khác. Mỗi sự chuẩn mực hóa gắnvới một sự lựa chọn, điều này là một nguyên tắc cơ bản của sự hình thành cấutrúc xã hội. Các chuẩn mực tạo ra một khuôn khổ cho hành động, như vậy chúngphải có tính trừu tượng, khác với mọi kiểu hành động cụ thể. Chuẩn mực thể hiệncái chung, "kiểu điển hình" cửa hành động. Định hướng qua lại củahành động của nhiều cá nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ có thểcó được khi các cá nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc đượcbiết và được chấp nhận chung. Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là cácchuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa,được nội tâm hóa và được kết nối trong các quá trình thiết chế hóa.
Các chuẩn mực thể hiện rất đadạng, có thể hệ thống hóa chúng theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo mứcđộ chặt chẽ và gắn với nó là mức thưởng phạt: các chuẩn mực buộc phải, cầnphải, nên làm. Gắn liền với chuẩn mực là sự phán xử (thưởng phạt). Sự phán xửluôn gắn với tương tác hành động, bởi nếu không thì hành động không thể tiếptục diễn ra và chuẩn mực không có cơ sở tồn tại. Sự củng cố các chuẩn mực dẫnđến việc hình thành những vai trò xã hội và kiểu hành động.
Giá trị
Giá trị là các nguyên tắc cơbản định hướng hành động. chúng là những quan điểm. thái độ về những điều đượcmong muốn, về những quan niệm dẫn dắt trong văn hóa, tôn giáo, đạo lý và xãhội. Những định hướng giá trị thống trị trong một xã hội là khung cơ bản củavăn hóa. Với tính cách là những nguyên tử của đời sống xã hội, các chuẩn mựcchỉ có thể vận hành khi các chuẩn mực quan trọng nhất đối với hành động xã hộiđược kết nối với nhau, khi chúng được theo đuổi như là "đầy giá trị"(quan trọng, đúng đắn, chân lý) theo một ý nghĩa có tính đạo lý. Giá trị lànhững "chỉ dẫn đạo lý" dẫn dắt hành động con người. Chúng biểu hiệncác ý nghĩa và mục tiêu mà các cá nhân và nhóm gắn với hành động của họ.
Những tiên đề của xã hộihọc hành động xã hội
Dựa trên những khái niệm cótính tiên nghiệm trình bày ở trên, xã hội học hành động xã hội đưa ra một sốtiên đề nghiên cứu có thể tóm tắt dưới đây. - Con người hành động trong cáctình huống nhất định trên cơ sở của các ý nghĩa mà tự họ gắn vào các hành độngcủa bản thân và của đối tác.
Khi đi vào các tình huống hànhđộng cụ thể mỗi người đều đã có một tri thức hàng ngày được cấu trúc hóa trướcđó. Thế giới trong đó chúng ta hành động đã là một thế giới văn hóa, được lýgiải. Đối với chúng ta là một thế giới có một ý nghĩa cụ thể.
Hành động là một quá trình cótính lý giải, diễn ra một cách mới, khác đi với các đối tác hành động. Trongquá trình đó, các ý nghĩa cấu trúc hóa nên những kỳ vọng.
Mỗi cá nhân đều ở trong tìnhtrạng "hiểu ý nghĩa".
Các cá nhân hình thành từ xãhội hóa, tức là từ việc được trang bị các chuẩn mực và giá trị.
Văn hóa là một hệ thống cácchuẩn mực và giá trị mà con người có thể hiểu được nó và chịu sự dẫn đắt củanó.
Con người đi tìm kiếm ý nghĩavà các giá trị văn hóa dẫn dắt nó.
Các quan điểm và lý thuyếtvề hành động xã hội
Những đặc trưng của thuyếthành động phân biệt với thuyết cấu trúc
Trong một cách nhìn đơn giảnhóa, các lý thuyết xã hội học phân thành hai hướng chính: quan điểm cấu trúc vàquan điểm hành động xã hội. Một số lý thuyết theo quan điểm sau, thay vì xemhành vi con người chủ yếu bị quyết định bởi xã hội, thì lại xem xã hội là sảnphẩm của hoạt động con người. Chúng nhấn mạnh vào tính có ý nghĩa của hành vicon người, không cho rằng điều này trước hết bị chi phối bởi cấu trúc xã hội.Tiếp cận này thường gọi bằng nhiều tên: tiếp cận hành động xã hội, xã hội họcdiễn giải, xã hội học vi mô, tương tác luận.
Xã hội học hiện đại có haibiến thể chính của kiểu xã hội học này: đó là tương tác luận biểu trưng vàphương pháp luận thực hành. Tương tác luận biểu trưng giải thích hành vi conngười và xã hội thông qua việc xem xét cách thức mà con người lý giải hành độngcủa người khác, phát triển một tự quan niệm hay là tự hình ảnh về bản thân vàhành động theo cách có ý nghĩa. Một số nhà tương tác luận biểu trưng thừa nhậnsự tồn tại của cấu trúc xã hội nhưng cho rằng các cấu trúc này là có tính lỏng,thường xuyên biến đổi thích ứng với tương tác. Phương pháp luận thực hành khôngthừa nhận sự tồn tại của cấu trúc xã hội. Đối với nhà phương pháp luận thựchành, thế giới xã hội bao gồm những xác định và những sự phạm trù hóa các thànhviên xã hội. Các ý nghĩa chủ quan chính là hiện thực xã hội. Công việc của nhàxã hội học là lý giải, mô tả, và trên hết là thấu hiểu cái hiện thực chủ quanấy.
Nhà lý thuyết hành động khácvới nhà xã hội học cấu trúc ở ba điểm: thứ nhất, họ chú ý đến tương tác vi môhơn là toàn bộ xã hội. Thứ hai, họ không tán thành ý tưởng về một hệ thống xãhội có tính cố kết. Thứ ba, họ không cho rằng hành động con người chỉ đơn giảnlà sản phẩm của hệ thống xã hội bao quanh.
Các lý thuyết hành động khôngchỉ nói đến hành động. mà họ chủ yếu nói đến tương tác. Chính vì vậy mà đôi khiquan điểm hành động được gọi là tương tác luận. Nhà tương tác luận quan tâm tìmhiểu quá trình tương tác giữa các cá nhân với những giả định dưới đây.
Con người gán ý nghĩa cho cáchành động của họ.
Ý nghĩa là khía cạnh trọng tâmcủa hành động.
Để hiểu hành động cần phải lýgiải các ý nghĩa mà các tác nhân gán vào những hoạt động của họ.
Các ý nghĩa không phải lànhững tổng thể cố định, chúng phụ thuộc vào bối cảnh và sự tiến triển của chuỗitương tác. Chúng được tạo ra, phát triển, cải biến, biến đổi trong quá trìnhtương tác thực tế. Như vậy, hiện thực xã hội được kiến tạo nên bởi tương tácgắn với sự biến đổi của các ý nghĩa.
Tự quan niệm. Trong tương tác,hành động của một chủ thể phụ thuộc một phần vào việc chủ thể đó lý giải cáicách mà các chủ thể khác nhìn và đánh giá mình. Vì vậy, tương tác luận chú ýđến ý tưởng về bản ngã: các cá nhân phát triển các “tự quan niệm", tức làbức tranh về bản thân. điều có ảnh hưởng quan trọng đến hành động của họ. Một"tự quan niệm" được phát triển từ các quá trình tương tác, bởi vìphần lớn nó là sự phản ánh của những phản ứng của người khác đối với mình. Cácchủ thể có xu hướng hành động theo cái tự quan niệm của họ. Charles Cooley(1902) đã nêu lên khái niệm "cái tôi phản chiếu để nói về điều này.
Kiến tạo ý nghĩa. Khi nhàtương tác luận quan tâm đến những định nghĩa tình huống và bản ngã, họ cũngphải tính đến quá trình trong đó các định nghĩa này được kiến tạo nên. Câu hỏiở đây là việc kiến tạo ý nghĩa đã diễn ra như thế nào trong quá trình tươngtác. Điều này đòi hỏi phân tích cái cách mà các chủ thể lý giải hành động củangười khác và đòi hỏi phải hiểu được việc lý giải đó của các chủ thể trong bốicảnh mà ở đó tương tác đã diễn ra.
Sự dàn xếp vai trò. Cả nhà cấutrúc luận lẫn tương tác luận đều công nhận khái niệm vai trò, nhưng họ hiểukhác nhau. Nhà cấu trúc luận xem vai trò là do hệ thống xã hội đem lại, conngười đóng các vai trò của mình theo kịch bản mà hệ thống xã hội đã đưa ra. Nhàtương tác luận cho rằng các vai trò thường là không rõ ràng, khó hiểu, mơ hồ,nhập nhằng, mập mờ. Trạng thái này đem lại cho chủ thể một không gian đáng kểcho sự dàn xếp, thương thảo, thao diễn, ứng biến, sáng tạo hành động. Nói cáchkhác, vai trò chỉ cung cấp một bản chỉ dẫn rất chung cho hành động. Vấn đề làcác vai trò đã được thực thi như thế nào trong tình huống tương tác. Vai tròhôn nhân và các cuộc hôn nhân thực tế là minh hoạ sinh động cho điều nói trên.
Như vậy, tương tác luận tậptrung vào quá trình tương tác trong các bối cảnh cụ thể. Mọi hành động xã hộiđều là có ý nghĩa. Do đó chỉ có thể hiểu được hành động khi phát hiện ý nghĩamà các chủ thể gắn vào hoạt động của họ. Các ý nghĩa chỉ đạo hành động, nhưngcũng hình thành nên từ hành động. Chúng không cố định, không phải được đưa từbên ngoài vào một lần là xong, mà được kiến tạo và dàn xếp trong quá trình tươngtác. Trong khi tương tác với chủ thể khác, một chủ thể phát triển nên một tựquan niệm, điều có một hậu quả quan trọng, bởi vì chủ thể có xu hướng hành độngtheo cái định nghĩa mà anh ta tự quan niệm về bản thân. Việc hiểu sự kiến tạo ýnghĩa và tự quan niệm bao gồm việc đánh giá cách thức mà các chủ thể lý giảiquá trình tương tác.
Quan điểm hành động xã hội chorằng đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên và xã hội có những khác biệtcăn bản, do đó phương pháp và các giả định của khoa học tự nhiên không thíchhợp với việc nghiên cứu con người. Đối tượng của khoa học tự nhiên liên quanđến các sự vật, để hiểu và giải thích chúng chỉ cần quan sát chúng từ bênngoài. Các sự vật không có ý nghĩa và ý định, chỉ đạo sự vận động của chúng.Trong khi đó, con người có ý thức: suy nghĩ, cảm xúc, ý định, nhận thức về bảnthân. Đá đó, hành động của con người là có ý nghĩa: họ định nghĩa tình huống,gán các ý nghĩa cho hành động của mình và người khác, lý giải và hành động trêncơ sở những lý giải đó. Nếu như hành động nảy sinh từ các ý nghĩa chủ quan, thìnhà xã hội học phải phát hiện ra những ý nghĩa này thì mới hiểu được hành động.Họ không thể đơn giản chỉ quan sát hành động từ bên ngoài, tạo ra một logic ápđặt từ bên ngoài để giải thích nó, họ phải lý giải logic bên trong chỉ đạo cáchành động của chủ thể.
Các nhà hành động xã hội khôngcho rằng xã hội có một cấu trúc rõ ràng chỉ đạo cá nhân hành động theo nhữngcách thức xác định. Một số trong họ không phủ nhận sự tồn tại cấu trúc xã hội,nhưng cho rằng cấu trúc nảy sinh từ hành động của các cá nhân. Weber công nhậnsự tồn tại của cấu trúc xã hội, nhưng phê phán quan điểm của Durkheim theo đóxã hội tồn tại một cách độc lập với các cá nhân. Tương tác luận biểu trưng côngnhận có sự tồn tại của các vai trò xã hội, nhưng không cho rằng các vai trò đólà cố định, rõ ràng, được định hình bởi các "nhu cầu” của hệ thống xã hội.Hiện tượng luận và phương pháp luận thực hành còn cấp tiến hơn khi chúng khôngthừa nhận sự tồn tại của bất kỳ cấu trúc nào. Chúng cho rằng tất cả những gì mànhà xã hội học phải làm là thấu hiểu và lý giải hành vi con người, phát hiện raý nghĩa đằng sau đó.
Quan niệm của Mác: conngười sáng tạo lịch sử
Mác thường được xem là nhà cấutrúc luận và thực chứng luận, vì nghiên cứu của ông chủ yếu ở cấp độ vĩ mô, ôngđặt cho mình nhiệm vụ khám phá những cấu trúc xã hội khách quan, ẩn ngầm bêndưới chi phối đời sống xã hội, và ông xem sự phát triển xã hội như là một tiếntrình lịch sử - tự nhiên. Tuy nhiên, hiểu Mác như thế là không đầy đủ mặc dù khôngsai. Mác rất chú trọng đến cái mà ta có thể gọi là tiếp cận hành động xã hội,cả ở những luận điểm cũng như ở những công trình nghiên cứu cụ thể mà Mác đãlàm.
Mác có một định nghĩa về xãhội như sau: "Xã hội - bất cứ dưới hình thái nào - là gì? Nó là sản phẩmcủa sự tác động lẫn nhau giữa người với người". Khi phân tích diễn biếncủa Công xã Paris, Mác đề cập: "... nếu những sự ngẫu nhiên không có tácdụng gì cả thì sự sáng tạo ra lịch sử sẽ mang một tính chất rất thần bí. Đươngnhiên, những sự ngẫu nhiên này là một bộ phận trong quá trình phát triển chungvà được những sự ngẫu nhiên khác bù trừ lại. Nhưng phát triển nhanh hay chậm,là phụ thuộc rất nhiều vào những sự ngẫu nhiên như vậy, kể cả sự ngẫu nhiên nhưtính cách của những người lúc đầu lãnh đạo phong trào".
Trong một bức thư viết năm 1890, Friedrich Engels nói rõ: "Chúng ta tự sáng tạo ra lịch sử của chúngta, nhưng một là sáng tạo với những tiền đề và những điều kiện hết sức rõràng... Hai là lịch sử đã diễn ra theo cái hướng là kết quả cuối cùng luôn luônphát sinh từ những sự xung đột giữa nhiều ý chí cá nhân, mỗi ý chí cá nhân nàylại do vô số những điều kiện sinh sống đặc biệt tạo ra" (C.Mác, 1976, tr.96 và 97). ông cũng nhấn mạnh sự khác nhau giữa sự phát triển của tự nhiên vàcủa xã hội ở một điểm căn bản: "Trái lại, trong lịch sử của xã hội, nhữngnhân tố hoạt động là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay cóham mê, và theo đuổi những mục đích nhất định, không có gì xảy ra mà lại khôngcó ý định tự giác, không có mục đích mong muốn" (C.Mác, 1963, tr. 357-358).
Hành động xã hội trong quanniệm của Weber
Weber được xem là nhà xã hộihọc đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã hội. Theo ông, đối tượng đíchthực của xã hội học là hành động xã hội. ông nói: "Xã hội học... là mộtkhoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành động xã hội để bằng cách đó đạttới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành động và tác động của nó. Hành độnglà hành vi con người khi và chỉ trong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắnmột ý nghĩa chủ quan vào đó" (Bailey, 2003, tr. 185). Với Weber, hành độngxã hội là hành động hướng đến những người khác có ý nghĩa và hướng đến cái màchú thể gán cho một ý nghĩa chủ quan. ông cho rằng giải thích xã hội học dốivới hành động phải bắt đầu bằng việc quan sát và lý giải trạng thái tinh thầnchủ quan. Trong khi nhà thực chứng luận nhấn mạnh đến sự kiện và quan hệ nhânquả, thì nhà hành động luận nhấn mạnh đến sự thấu hiểu. Vì không thể đi vào bêntrong đời sống tinh thần của chủ thể. nên nhà xã hội học phải phát hiện các ýnghĩa. đạt được sự thấu hiểu bằng phương pháp lý giải, mà không thể bằng đolường khách quan. Vì các ý nghĩa thường xuyên được dàn xếp trong quá trìnhtương tác, nên không thể thiết lập được các quan hệ nhân quả đơn giản.
Weber thừa nhận sự tồn tại củacác phạm trù như giai cấp, đảng phái, nhóm vị thế, quan liêu. Nhưng tất cảnhững cái đó đều được tạo nên bởi những cá nhân đang thực hiện hành động xãhội. Do đó, theo Weber, hành động xã hội phải là tâm điểm của xã hội học.
Định nghĩa hành động xã hội
Theo quan niệm của Weber, mộthành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vàohành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậymà định hướng vào chuỗi hành động đó. Một hành động mà một cá nhân không nghĩvề nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sựtồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hànhđộng xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thứcthì không phải là hành động xã hội.
Weber cho rằng xã hội học cốgắng diễn giải hành động nhờ phương pháp luận về kiểu loại lý tưởng. Ông thựchành phương pháp này để xây dựng một phân loại học về hành động xã hội gồm bốnkiểu: kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn được làm như thếtừ xưa đến nay, kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc, kiểu hành độngduy lý - giá trị hướng tới các giá trị tối hậu, kiểu hành động duy lý - mụcđích hay còn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ.
Cách giải thích hành độngxã hội
Trước khi có thể tìm ra nguyênnhân của một hành động, cần phải hiểu được ý nghĩa mà chủ thể hành động đã gắnvào hành động đó. Weber phân biệt hai kiểu thấu hiểu. Thứ nhất, hiểu trực tiếp.Chẳng hạn, có thể hiểu được một người đang giận dữ bằng cách quan sát biểu hiệntrên nét mặt chúng ta. Kiểu thứ hai là sự thấu hiểu mang tính giải thích. Nhàxã hội học, ở đây hiểu ý nghĩa của một hành động theo nghĩa là những động cơgắn vào đó. Cách hiểu thứ hai là phải hiểu được vì sao người đó đang giận dữ.Để đạt được kiểu hiểu này, ta phải đặt mình vào tình huống của chúng ta để hiểuđược những động cơ đằng sau hành động.
Tuy nhiên, theo Weber, haikiểu hiểu trên vẫn chưa đủ để giải thích được một chuỗi hành động. Để có mộtgiải thích nguyên nhân đầy đủ, cần phải xác định cái gì đã tạo nên động cơ dẫnđến chuỗi hành động. Đến chỗ này, Weber lại tiến đến tiếp cận thực chứng luận:ông cho rằng phải phát hiện được mối liên hệ giữa các sự kiện thiết lập cácquan hệ nhân quả. Weber cho rằng các hành động xã hội. nhất là những hành độngxã hội lôi kéo số lớn người cùng hành động theo một cách tương tự cũng cóthểdẫn đến những biến đổi xã hội quy mô lớn. Ngay cả khi liên quan đến cácnhóm, thiết chế, tổ chức, thì Weber vẫn cho rằng chúng liên quan đến một kiểunhất định của các hành động xã hội của các cá nhân.
Thuyết tương tác biểu trưng
Theo Herbert Blumer (1969),một trong những nhà tương tác biểu trưng chủ chốt \à là học trò của Mead, tươngtác luận biểu trưng dựa trên ba luận đề.
Thứ nhất, con người hành độngtrên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tượng và sự kiện hơn là hành độngnhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngoài như các động lực xã hội hayvới những kích thích bên trong như các bản năng. Do đó, tương tác luận biểutrưng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận mang tính thiếtchế xã hội.
Thứ hai, các ý nghĩa nảy sinhtừ quá trình tương tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành độngtương lai. Các ý nghĩa được sáng tạo, cải biến, phát triển và thay đổi trongcác tình huống tương tác hơn là được cố định và xác định trước. Trong quá trìnhtương tác, chủ thể không tuân thú một cách nô lệ các chuẩn mực được xác địnhtrước. cũng không máy móc thực hiện các vai trò được thiết lập chính thức.
Thứ ba, các ý nghĩa là kết quảcủa những thủ tục lý giải mà các chủ thể thực hiện trong bối cảnh tương tác.Bằng việc đóng vai trò của người khác, chủ thể lý giải các ý nghĩa và ý địnhcủa người khác. Bằng cơ chế "tự tương tác", các cá nhân biến cải hoặcthay đổi các xác định của họ về tình huống, nhẩm lại các chuỗi hành động thaythế hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ. Như vậy, các ý nghĩachỉ đạo hành động nảy sinh trong quá trình tương tác thông qua một chuỗi nhữngthủ tục lý giải phức tạp.
Một số nhà tương tác luận chorằng họ khác căn bản với những quan điểm hành động xã hội khác. Họ cho rằng cầnphải nhìn xã hòi như là một quá trình tương tác không ngừng. bao gồm các chủthể liên tục điều chỉnh và lý giải các tình huống với nhau. Trong đánh giá củanhà tương tác luận, các quan điểm xã hội học khác có xu hướng phác hoạ hànhđộng như là một sự phản ứng máy móc với những câu thúc của hệ thống xã hội. Nhưvây. hành động được xem như là sản phẩm của các yếu tố bên trên và thông quacon người. Thay vì là kẻ sáng tạo ra thế giới xã hội của chính mình, con ngườilại được phác hoạ là kẻ phản ứng thụ động với những câu thúc bên ngoài. Hànhđộng của họ bị định hình bởi những "nhu cầu” của hệ thống, bởi các giátrị, chuẩn mực và vai trò với tính cách là các phần tử của hệ thống. Không chấpnhận cách nhìn trên, Blumer nhấn mạnh rằng con người là những chủ thể tích cực,hành động trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán vào tương tác xã hội của họ. Đâylà quá trình xã hội trong đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứkhông phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm.
Nhà tương tác luận đồng ý rằngở mức độ nhất định, hành động được cấu trúc hóa, được thường lệ hóa. Nhưngnhững hiểu biết về tương tác có trước đó chỉ là những chỉ dẫn chung, không phảilà một đơn thuốc chính xác và chi tiết cho hành động mà người ta máy móc tuântheo trong mọi tình huống. Trong các chỉ dẫn đó có một không gian đáng kể choviệc thao diễn, thương thảo, điều chỉnh lẫn nhau và lý giải. Thừa nhận sự cóthật của các thiết cả xã hội, nhà tương tác luận vẫn cho rằng mặc dù ở đây cónhững chỉ dẫn chặt chẽ cho hành động, song các hành động được tiêu chuẩn hóavẫn được kiến tạo nên bởi các chủ thể chứ không phải bởi các hệ thống xã hội.
Một cố gắng tổng hợp củaParsons
Sự nghiệp nghiên cứu củaParsons có thể chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu đánh dấu bằng công trình"The Structure of Social Action" (Cấu trúc của hành động xã hội,1937). trong đó ông cố gắng tổng hợp di sản của Weber, Durkheim và VilfredoPareto, đưa ra lý thuyết hành động xã hội tự giác. Giai đoạn hai ông xây dựnglý thuyết chức năng cấu trúc, thể hiện trong "The Social System " (Hệthống xã hội , 1951). Giai đoạn ba Parsons đưa ra mô hình điều khiển học về cáchệ thống xã hội và biến đổi xã hội với hai công trình: "Societies:Evolutionary Comparative Perspectives" (Các xã hội: những quan điểm sosánh tiến hóa, 1966) và "The System of Modern Societies" (Hệ thốngcủa các xã hội hiện đại 1971).
Trong lý thuyết hành động tổngquát, parsons mượn quan điểm của Weber: cốt lõi của mọi hành động xã hội là ýnghĩa, do đó để hiểu được hành động phải hiểu được ý nghĩa gắn với hành độngđó. Mặt khác, Parsons cũng chấp nhận quan điểm của Durkheim rằng có một trật tựđạo đức điều khiển xã hội. Từ đó, parsons xây dựng khái niệm "khung thamchiếu hành động", cụ thể hóa hơn lập luận của Weber. Để hiểu hành động cầnhiểu được bản chất chủ quan của hành động, tức là hiểu ý nghĩa của nó. Nhưngtiếp đó phải tiến đến phân tích các mục tiêu và phương tiện xung quanh hànhđộng, những điều này nảy sinh trong bối cảnh các giá trị và chuẩn mực hìnhthành một cách tập thể. Đây chính là khung tham chiếu hành động, trong đó là sựđịnh hướng mang tính chuẩn mực của con người định hướng vào các niềm tin, giátrị, chuẩn mực. Như vậy, nếu ý nghĩa là thành phần cơ bản của hành động trongquan niệm của Weber, thì đối với Parsons chính cái định hướng chuẩn mực nóitrên mới là thành phần cơ bản của hành động.
Khái niệm "khung thamchiếu hành động" giúp Parsons giải thích về trật tự xã hội: xã hội vậnhành thông qua hành động xã hội, hành động xã hội được cấu trúc hóa, mang tínhchuẩn mực, bởi những giá trì hình thành một cách tập thể trong xã hội. Conngười là chủ thể, tìm kiếm việc tối đa hóa phần thưởng thông qua hành động.Hành động nhằm đạt được mục đích đó được thiết chế hóa vào một cơ cấu các vịthế và vai trò.
Tiến trình tư tưởng củaParsons minh họa cho sự chuyển dịch và tổng hợp của một xã hội học đi từ tiếpcận hành động đến hệ thống. Thoạt tiên, Parsons xuất phát từ tiếp cận hànhđộng. ông cho rằng nhiệm vụ phân tích đầu tiên của lý luận xã hội học là phảicách ly được trên khái niệm một đơn vị cơ bản nhất mà từ đó các quá trình vàcấu trúc phức tạp đã được xây dựng nên. Trong trường hợp này, đó là hành độngxã hội. Logic tư duy của Parsons tương tự cách mà Mác đã làm trong bộ "Tưbản": đi từ việc phân tích "hàng hóa" như là xuất phát điểm đểphân tích toàn bộ xã hội tư bản chủ nghĩa.
Parsons đưa ra quan niệm"voluntarism", theo nghĩa như là những quá trình ra quyết định mangtính chủ quan của chủ thể, nhưng những quyết định này lại là kết quả của những câuthúc mang tính chuẩn mực cũng như của tình huống. Như vậy, hành động chủ độngbao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
Chủ thể hành động là những cánhân.
Các chủ thể theo đuổi các mụcđích.
Chủ thể phát triển các phươngtiện khác nhau để đạt mục đích.
Chủ thể đối mặt với những hoàncảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác động đến việc lựa chọn mục đích vàphương tiện.
Chủ thể bị điều khiển bởi cácgiá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện.
Từ lý luận hành động xã hộiParsons đi đến lý luận về hệ thống xã hội. Chủ thể được định hướng vào các tìnhhuống bởi động cơ và giá trị, gọi là các phương thức định hướng. Có ba kiểuđộng cơ: nhận thức (nhu cầu thông tin). cảm xúc (cathectic, nhu cầu gắn kếtmang tính cảm xúc), và lượng định (nhu cầu về sự đánh giá). Tương tự là ba kiểugiá trị: nhận thức (lượng định theo chuẩn khách quan), tán thưởng (lượng địnhtheo chuẩn thẩm mỹ), và đạo đức (lượng định theo sự đúng sai).
Những phương thức định hướngkhác nhau ở chủ thể tạo ra những kiểu hành động khác nhau. Theo Parsons, có bakiểu hành động: công cụ (hành động định hướng rõ ràng vào việc thực hiện mụctiêu một cách hiệu quả), biểu cảm (hành động nhằm thoả mãn cảm xúc), và đạo đức(hành động liên quan đến việc thực hiện chuẩn mực về sự đúng sai).
Khi các chủ thể với những địnhhướng hành động nhất định tương tác với nhau, họ sẽ tạo ra những thoả thuận vàkhuôn mẫu tương tác, dẫn đến sự thiết chế hóa. Các khuôn mẫu được thiết chếhóa, theo Parsons, chính là hệ thống xã hội. Người ta có thể mô tả lý thuyếthành động thuyết bắt đầu bằng một chủ thể, người đóng vai trò (cá nhân hay mộttập thể). Chủ thể có động cơ hành động để đạt được một mục đích mà hệ thống vănhóa đã xác định. Hành động tiến hành trong một tình huống gồm các phương tiện(công cụ, nguồn lực) và điều kiện (trở ngại, câu thúc), chúng làm cho tìnhhuống mang tính không ổn định, không chắc chắn. Mọi yếu tố trên chịu sự điềuchỉnh của các tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực của hệ thống xã hội. Chủ thể khôngthể bỏ qua các quy tắc, chúng quy định các mục đích và cách mà chủ thể phải ứngxử, những kỳ vọng mang tính chuẩn mực phải được chủ thể đáp ứng, người đã đượcgắn cho động cơ theo đuổi các mục đích. Các chuẩn mực được nội tâm hóa, nên chủthể được tạo nên động cơ hành động một cách tương thích. Các chuẩn mực được hệthống văn hóa hợp pháp hóa.
Hành động luận và can thiệpxã hội học: Alain Touraine
Mặc dù, ngay từ đầu lịch sử xãhội học đã , xuất hiện song đề cấu trúc đối lập hành động phản ánh hai khuynhhướng tương phản nhau trong xã hội học. song thuật ngữ hành động luận chỉ xuấthiện trong thập niên 1960 gắn với tên tuổi của Alain Touraine, một nhà xã hộihọc Pháp. Ông muốn thay thế một xã hội học về xã hội bằng một xã hội học về chủthể hành động. Hành động luận của Touraine chủ trương đặt tác nhân vào vị trítrung tâm của xã hội học: tác nhân không phải là bộ phận hợp thành mà là chủthể của hệ thống xã hội. Đi xa hơn, Touraine cho rằng điều này là để nói cả đếnnhà xã hội học nữa: chúng ta cũng là một tác nhân trong đó, có lập trường rõràng chứ không phải là cố gắng càng “khách quan” càng tốt như nhiều trường pháilý thuyết khác chủ trương.Vì vậy, nhà xã hội học cần cam kết với một chủ thuyết,đồng thời là một phương pháp, gọi là “can thiệp xã hội học".
Do sự phát triển của sản xuấtvà công nghệ, đặc biệt công .nghệ thông tin và viễn thông, xã hội hậu côngnghiệp hoặc xã hội đã công nghiệp hóa phát triển đầy đủ có những khả năng chưatừng thấy trong việc sử dụng và chi phối quyền lực, dẫn đến khả nặng -"làm nên lịch sử" (một mệnh đề then chốt trong lập luận của Mác). Tuynhiên, theo Touraine, phần đông công dân cờn bị nhiều trở ngại trong tiếp cậnvới những nguồn lực ấy. Các phong trào xã hội có vai trò quan trọng hàng đầutrong việc khắc phục tình trạng trên. Nói cách khác: những hành động xã hộitích cực "làm nên lịch sử" phải là trung tâm của đời sống xã hội hômnay, và do đó của nghiên cứu xã hội học. Theo hành động luận với tính cách làquan điểm lý thuyết và theo can thiện xã hội học với tính cách là phương pháprút ra từ quan điểm lý thuyết ấy, thì nhà xã hội học phải trở thành một thànhviên đầy đủ và tích cực của phong trào xã hội.
Đó là thực địa xã hội học củanhà nghiên cứu. Touraine cho rằng xã hội học hành động như ông chủ trương dĩnhiên sẽ đầy mâu thuẫn nhưng sẽ đa dạng hơn và hợp lý hơn.
Một cố gắng tổng hợp nữacủa Giddens
Ciddens cố gắng khắc phục sựkhác biệt giữa tiếp cận cấu trúc và tiếp cận hành động xã hội. Ông cho rằngthông thường các nhà lý luận hoặc đặt mình vào cấu trúc là tính chất câu thúccủa chúng. hoặc vào hành động và ý nghĩa. Giddens chủ trương vùng nghiên cứu cơbản của khoa học xã hội chẳng phải là kinh nghiệm của các chủ thể, cũng chẳngphải là sự tồn tại của một hình thái tổng thể xã hội nào mà là các thực tiên xãhội được xếp đặt qua không gian và thời gian (Giddens: 1984).
Luận điểm cơ bản của ông rấtđơn giản: cấu trúc và hành động là hai mặt của một đồng xu. Cả cấu trúc lầnhành động không thế tồn tại một cách độc lập chúng liên quan với nhau một cáchsâu sắc. Hành động xã hội tạo nên cấu trúc, thông qua hành động mà cấu trúcđược sản xuất và tái sản xuất, cấu trúc vừa hạn chế vừa là nguồn lực của hànhđộng. Từ đó, Giddens đề xuất thuật ngữ "cấu trúc hóa". Để giải thíchluận điểm của mình, Giddens lấy ví dụ về sự liên hệ là khác nhau giữa ngôn ngữvà lời nói. Ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc các quy tắc phải tuân theo để có thểhiện được nhau. Nhưng lời nói là thực tế các hành động trong ngôn ngữ, các quytắc ngôn ngữ quy định lời nói nhưng cũng là nguồn lực cho lời nói, lời nói lạitạo ra và tái tạo ra ngôn ngữ.
Thay lời tạm kết: Những hàmý thực tiễn
Xã hội học là một khoa học vềxã hôi, vì thế mọi người ở mọi lĩnh vực và cấp độ hoạt động đều có thể và nênvận dụng vào cuộc sống, cho nên những hàm ý của mọi tri thức xã hội chắc chắnthể hiện ra ở mọi cấp độ. Trên giá nhiều cửa hàng sách, ta luôn thấy cả loạtnhững cuốn dạy ta hiểu cách sống (tức là cách quan hệ với người khác) trong hônnhân và gia đình. trong thương trường và nơi làm việc. Người ta cũng dạy cảcách cư xử với chính bản thân mình nữa. Khi tư vấn cho ta, những tác giả ấy đềcập vấn đề từ cấp độ triết học đến những kỹ năng cụ thể. Đằng sau mọi phiên bảnđa dạng của những cuốn sách kiểu ấy, cái chung của chúng là triết lý về hànhđộng xã hội. Ấy là đối tượng ("công việc") duy nhất của chúng ta,những con người, là hành động của mình và của người khác và hành động xã hội cónghĩa là những "ý nghĩa" gắn với hành động. Do đó, hãy cố gắng hiểu(thông điệp) hành động của người khác và đưa ra (thông điệp) hành động của mìnhmột cách "đúng" và lương tác hành động tuân theo và (đồng thời) tạora những khuôn mẫu, hiển nhiên chúng là sự câu thúc (hạn chế, định hình) hànhđộng của chúng ta, nhưng cũng có thể (và thực ra là như vậy) chỉ là "khungtham khảo". Nghĩa là ta cần và có thể "làm khác đi", "vượtlên" chúng coi chúng là "nguồn lực" của hành động chứ không phảilà cái "lồng sắt” (chữ dùng của Weber) phải tuyệt đối tuân thủ. Từ khóathen chốt của những cuốn giáo trình về cách sống này là "tích cực","thay đổi", "khác đi".
Điều đúng với cấp độ cá nhânthì cũng đúng với mọi cấp độ trên cá nhân: gia đình, tổ chức, cộng đồng, thiếtchế, Nhà nước, dân tộc, loài người. Vì thực ra ở cấp độ nào dù lớn đến đâu thìđơn vị tác nhân vẫn là những cá nhân cụ thể.
Theo quan sát của tác giả bàiviết, hiện nay nhiều chương trình giảng dạy và giảng viên môn xã hội học hoặcnhững lĩnh vực liên quan đến xã hội học vẫn dựa trên những mặc định tư tưởng vàtập quán đã bị vượt qua trên thế giới từ vài thập niên trước (quá nhấn mạnh vàoquy luật, cấu trúc tính tất yếu...). Về mặt học thuật, chỉ nói đến khía cạnhnày thì hoàn toàn không phản ánh đầy đủ diện mạo tư tưởng xã hội hiện đại nửasau thế kỷ XX. Quan trọng nữa là về mặt thực tiễn, thông điệp hàm ý (hoặc ẩnngầm hoặc không có ý thức) của nó có xu hướng khích lệ người ta chỉ thấy mộtchiều những câu thúc, chấp nhận những tính tất yếu, cái xã hội khách quan vàmột diễn ngôn thông dụng hơn trong đời thường: định mệnh, số phận. Kết quả phụkèm theo là nó không trang bị cho người ta tính sẵn sàng thay đổi đón nhận vaitrò "chủ thể hành động". Sự nhấn mạnh thái quá và một chiều nói trênthể hiện khuynh hướng tôi muốn gọi là "bái cấu trúc giáo" (vận dụngkhái niệm bái vật giáo của Mác).
Xã hội học hành động xã hộigiúp ta chú ý và nhấn mạnh đến một chiều cạnh khác của hiện thực xã hội đối lậpvới hệ tri thức mà tôi tạm gọi là hệ tri thức chức năng- cấu trúc - tiến hóa.trong hiện thực xã hội của xã hội học hành động, có một không gian rộng lớndành cho chủ thể sáng tạo. Điều này rất quan trọng cho những con người đangsống trong những xã hội biến đổi nhanh: nó chỉ cho họ thấy rằng người ta có thểtạo nên tương đối nhanh chóng những cấu trúc xã hội hoàn toàn mới bằng hiểubiết và hành động xã hội. Không phải con người bị giam hãm trong những cấutrúc, thụ động chờ đợi cấu trúc "tự tiến hóa", mà cấu trúc là sảnphẩm của hành động con người, hoàn toàn có thể và chỉ có thể "bị"thay đổi duy nhất bởi chính hành động con người.
Xã hội Việt Namđang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầuhóa mạnh mẽ. Nếu so sánh với khu vực và thế giới, khó có thể dự đoán rằng, với nhiềucách thức mà ta làm trong 15 năm qua, thì có thể khắc phục được sự tụt hậu củamình hay không. Do đó, việc nhấn mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hộihọc hành động là rất quan trọng đối với người Việt Nam. Bởi vì ta đang cầnthoát khỏi sự câu thúc của các "định luật" cấu trúc - tiến hóa gồm cảsự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào chúng, thay vào đó là chủ động tổchức nên những cấu trúc - chức năng hiện tại của thời đại, thông qua chủ thuyếtnhấn mạnh vào hành động xã hội. Như Mác đã nói: con người là chủ thể sáng tạonên lịch sử và như xã hội học hành động hiện đại nói: cấu trúc và thiết chế làdo con người tạo ra.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang