[XÃ HỘI HỌC] NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ

Khátvọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Códân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dânchủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ màmột xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểubiết của người dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật, người ta có thểkiểm định về trình độ văn minh của một xã hội. Khi chúng ta đang phấn đấu chomột xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì cần phải tường minh về những vấnđề đó.



Nóiđó là khát vọng đã nung nấu từ lâu vì những hưng vong, thành bại của mọi triềuđại, mọi thể chế trải qua mọi cuộc "tranh bá, đồ vương" đều có thểtìm dấu ấn của tư duy loài người xoay quanh chuyện này. Xin được dẫn dắt bàibáo Tết này bằng chuyện bên Tàu.
QuảnTrọng, người đã làm cho nước Tề thành "bá" từ sáu thế kỷ trước côngnguyên đã từng khẳng định: "Pháp [luật] là cái quy tắc của thiên hạ… Quansai khiến dân mà có pháp [luật] thì dân theo, không có pháp [luật] thì dân dừnglại. Dân lấy pháp [luật] chống nhau với quan. Người dưới lấy pháp [luật] phụcvụ người trên, cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không thểcó cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo, ngoài ngàn dặm khôngdám làm điều trái" (Quản Tử. Quyển 21). Chính vì lẽ đó mà phái pháp gia bịphái nho gia vốn chủ trương "đức tri" "nhân tri"chống lạikịch liệt. Khổng Tử nói: "sở dĩ dân có thể tôn quý người sang, người sangnhờ thế giữ gìn được cơ nghiệp mình. Người sang người hèn không lẫn lộn, cái đógọi là pháp độ… Nay bỏ pháp độ này mà làm cái vạc ghi pháp luật, thì dân chỉbiết cái vạc lấy gì để tôn quý (người sang) ? Người sang còn có cơ nghiệp nàođể giữ Người sang kẻ hèn không có trên dưới, lấy gì để làm thành nước?"(Tả truyện. Quyển 26).
Thìra, ẩn đằng sau những lập luận của ngôn từ là cái lợi ích cụ thể, là "cáighế" của người đang nắm quyền lực! Nhân trị, đức trị hay "phápđộ" thực chất là công cụ của kẻ đang nắm được quyền lực muốn duy trì hiệntrạng của sự bất công, phân biệt kẻ sang, người hèn, bắt "người hèn"sợ uy lực và khuất phúc "kẻ sang". Vì thế phải dùng cái "nhân” ,cái "đức” của người cẩm quyền để giáo hoá và trị dân, bằng sự áp đặt ý chícủa kẻ có quyền buộc thần dân phải tuân theo, không thể dùng pháp luật vì sợdân có thể dùng ngay pháp luật để chống lại mình.
"Nhântri', " đức tri" chẳng qua là sự tuỳ tiện của người có quyền. May mắnmà người cầm quyền có "đức", có "nhân" thì dân được nhờ. Vôphúc vớ được kẻ hôn quân, tên bạo chúa thì dân đành chịu vậy. Mà trò đời, đãnắm được quyền thì muốn giữ riệt lấy quyền ấy, mấy ai mà chịu "từchức", “nhường ngôi”! ấy thế nhưng, nhìn lại lịch sử của đất nước từng làquê hương của "pháp gia" hay "nho gia" ấy, người ta nghiệmra rằng, trong các cuộc "tranh bá, đồ vương”, những nước cố giữ lấy"pháp độ" thì sớm suy vong còn những nước chịu theo “pháp tri"thì hùng cường lên để có thể thôn tính các nước khác!
Cũngtrên quê hương của những "pháp gia” và "nho gia" ấy, lịch sửdường như lặp lại. Người ta bắt gặp những vấn đề mà loài người đã từng biết đếntừ rất lâu song đã bị chìm đi trong một mớ hỗn độn những giáo điều mới một thờithống trị đời sống tinh thần xã hội nay đang được xáo xới lại một cách quyếtliệt. Người ta dám mạnh dạn lật lại vấn đề, không câu nệ và dứt khoát vứt bỏnhững ràng buộc của những công thức đã từng kìm hãm sự phát triển, trở lại vớinhững thành tựu đánh dấu những cột mốc của nền văn minh mà loài người đã tạora. Có thể nói, đó là một đột phá về lý luận để mở đường cho đất nước này"tiến cùng thời đại'?
Giờđây, người ta đang đặt lại vấn đề về pháp trị hay nhân trị, đức trị. Vấn đề màhơn hai nghìn ba trăm năm về trước, Hàn Phi - nhà tư tưởng cổ đại của họ đãtừng nêu lên: "Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốnmình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ,kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởngcái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm củangười trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai,thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật" (Hàn Phi Tử. Quyển2. Thiên VI) Chúng ta cứ ngỡ như nhà tư tưởng cổ đại đó nói với người đươngthời của xã hội Trung Quốc trong thế kỷ XXI !
Dùngpháp luật theo Hàn Phi Tử: “… điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trịđược cái gian của kẻ dưới, thống nhất đường lối của dân không gì bằng phápluật"
Màquả như vậy, chẳng là vừa rồi, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra thông điệp: "Khi làmviệc phải theo Hiến pháp, mục đích của việc đó là đem lại cuộc sống tốt đẹp chonhân dân"1 để khẳng định lại quan điểm về "thúc đẩy” việcchế độ hoá, quy phạm hoá và trình tự hoá nền dân chủ XHCN, bảo đảm cho nhân dânlàm chủ, quán triệt phương châm cơ bản dựa vào pháp luật để quản lý đất nước,nâng cao trình độ cầm quyền theo pháp luật. Thoạt nghe cứ tưởng, dường như ôngTổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa khẳng địnhlại luận điểm "thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật"mà nhà tư tưởng của thời Xuân Thu Chiến Quốc ở nước ông đã từng nêu!
Chỉcó điều, Hàn Phi vốn là người dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả sự tàn nhẫncủa nó, ông ta biết chắc rằng nói ra để chết chứ không phải để sống! Mà quảvậy, Tần Thuỷ Hoàng đọc tác phẩm của Hàn Phi đã nói: "Ta được làm bạn vớicon người này thì có chết cũng không uổng”, nhưng rồi chính Hàn Phi bị bức phảiuống thuộc độc để chết trong ngục của nước Tần. Chính Hàn Phi đã thổ lộ tâm sựđó trong "Nỗi phẫn uất của con người cô độc" để phân tích rõ về cáikết cục tất yếu mà mình phải hứng chịu vì "Kẻ sĩ biết đề cao pháp luật vàthuật trí nước nắm lấy cái thế có năm cái thua: ở xa và không thân nhà vua, mớiđến, nói trái ý nhà vua, bị coi khinh, đơn độc “? Vì thế, "những kẻ sĩ cótrí và có thuật biết đề cao pháp luật và những bọn hiện đang cầm quyền là nhữngkẻ thù của nhau không thể cùng chung sống. Khi những bọn cầm quyền nắm lấy việcthì bên ngoài cũng như bên trong chỉ lo mưu lợi riêng mà thôi… những kẻ soisáng pháp luật làm trái ý nhà vua nếu không bị quan lại giết ắt cũng bị thanhkiếm riêng giết vậy" (Hàn Phi Tử. Quyển IV Thiên XI: Cô phẫn).
Đừngquên rằng thời kỳ chống "hữu phái" và "đại cách mạng văn hoá vôsản" diễn ra trên quê hương của nhà tư tưởng cổ đại hơn 2000 năm sau đã cóđến hơn 550.000 "kẻ sĩ” các loại bị bắt và đưa đi đày! Thế thì chẳng phảilà lịch sử đã lặp lại đó sao? Mà lặp lại trong cái bối cảnh văn minh, hiện đạihơn và cũng tàn nhẫn, thảm khốc hơn đó sao?
Nóiđúng ra, biện chứng của lịch sử đã đẩy tới những sự trùng lặp của sự kiện ởcùng một toạ độ song nằm trên một vòng xoáy trôn ốc mới của sự vận động lịchsử. Với bài học kinh nghiệm phải trả bằng cái giá của hàng chục triệu sinhmạng, trong đó không hiếm những "khai quốc công thần”, những anh hùng củacuộc vạn lý trướng chinh, những trí thức, danh nhân tầm cỡ mà những hậu duệ củaQuản Trọng, Hàn Phi, Khổng Tử… đang dấn thân vào sự nghiệp cải cách, mở cửa trongcông cuộc "xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc” . Phải chăng cũng từ bàihọc mà học phí phải trả bằng máu, và bằng cái màu sắc Trung Quốc rất linh hoạtvà khôn ngoan đó, mà ngày nay, trên quê hương của cụ Khổng, người ta đã thậtsòng phẳng khi dám nói ra cái điều vốn bị xem là cấm kỵ: "Thống nhất tưtưởng của toàn dân vào tư tưởng của một người là điều bi thảm”. Cách mạng vănhoá là một minh chứng lịch sử cay đắng của Trung Quốc. Một người sai, cả đấtnước bị đe doạ. Do đó, cần đa nguyên về tư tưởng”2.
Chínhtừ bài học xương máu thảm khốc đó mà Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốcđã ra Nghị quyết phải thực hiện "chế độ hoá và quy phạm hoá”? Vì thế phảithông qua việc sửa đổi Hiến pháp cũng như việc định ra luật pháp mà ổn định vàphát triển. "Điều này cho phép giảm bớt uy quyền của cá nhân, đề cao uyquyền của chế độ và luật pháp, chuyển dần từ chế độ nhân tri sang chế độ pháptrị”3. Giờ đây, người ta đang cố gắng xây dựng một nhà nước phápquyền gắn liền với xã hội dân sự, việc mà chúng ta cũng đang cố gắng làm. Chỉcó điều, chúng ta nói nhiều về nhà nước pháp quyền nhưng lại có phần nào còn edè về xã hội dân sự, ấy vậy mà, xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền gắn vớinhau như bóng với hình. Hơn nữa, cái ý tưởng về "xã hội dân sự” vốn đãđược ấp ủ từ lâu, rất lâu trong khát vọng của con người! Trong lịch sử loàingười, quyền con người và quyền công dân là những vấn đề có ý nghĩa bức xúc vềthực tiễn cũng như về lý luận, vì, như J.J Rosseau, nhà tư tưởng của thế kỷkhai sáng đã nói: "Con người sinh ra đã là tự do, vậy mà ở khắp mọi nơicon người lại bị cùm kẹp?” Từ khi cuốn "Khế ước xã hội" của Rousseaura đời, trong tư duy của loài người, quyền lực dường như vô hạn của vua, chúađã bị hạ bệ với việc khẳng định quyền của dân, quyền phải xuất phát từ dân, nhànước được xem như là người ký hợp đồng với quốc dân.
Ấythế nhưng, nhìn trong toàn bộ lịch sử của loài người, "Nhà nước chứa mộtdấu ngoặc đơn của lịch sử” như tên gọi của một cuốn sách xuất bản vào cuối thếkỷ XX. Vì rằng, xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm, song Nhà nước thìmới xuất hiện chỉ có 6000 năm, và rồi như tiên đoán của C.Mác, với tiến trìnhlịch sử, nhà nước rồi sẽ tiêu vong còn xã hội loài người sẽ tiếp tục tồn tại vàphát triển!
Họcthuyết về Nhà nước pháp quyền ra đời từ thế kỷ XIX với một quá trình thăngtrầm, thậm chí có lúc bị quên lãng trong một thời gian dài. Ở những nước theoCNXH, người ta không nói đến nhà nước pháp quyền mà chỉ nói đến nhà nước chuyênchính vô sản, cho đến 1988, với "Perestroika”, ở Liên Xô mới bắt đầu nóiđến khái niệm "Nhà nước pháp quyền XHCN" mà ngày nay chúng ta đangdùng! Để giúp xác định tính chất của Nhà nước pháp quyền XHCN này do dân làmchủ, người ta thêm vào cụm từ "của dân, do dân và vì dân”4.
Vấnđề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Trong Nhànước của pháp quyền đó, phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phânlập" để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ làm được nhữngđiều luật pháp cho phép còn dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luậtpháp không cấm, và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất quyền thì công việc củanhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân, dâncó quyền tham gia vào việc hoạch định pháp luật, giám sát và kiểm soát…
Thoạtđầu, ý tưởng về "xã hội dân sự “ và "xã hội công dân" gần nhưđồng nhất, nhưng dần dần hai khái niệm ấy tách khỏi nhau vì trong tiến trìnhphát triển, người ta ngày càng thấy rõ là người công dân đồng thời cũng là conngười với tất cả những đặc tính phong phú của nó. Cho nên, không thể quy toànbộ tính phong phú ấy vào trong khái niệm "công dân”?

Xãhội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là cái đuôi của Nhànước, về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việchoạch định, thực hiện chính sách và giám sát nhà nước, thực hiện phản biện xãhội đối với Nhà nước, kể cả đối với phẩm chất và hành vi của viên chức Nhànước.

Cùngvới sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội… vai trò của cá nhân ngày càngđược nổi bật, ngày càng được tôn trọng. Theo đó, vai trò của xã hội dân sự càngđược xác lập, đặc biệt là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi. Xã hội dân sự nổibật lên với nhiều tác dụng nhưng tóm tắt lại, điều quan trọng nhất cần hiểu rõ,thì đó chính là đối tác bình đẳng của Nhà nước không phải là cái đuôi của Nhànước. Nó giữ vai trò là đối quyền của quyền lực Nhà nước mà về thực chất là tạođiều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giámsát các chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm phản biệnxã hội đối Nhà nước, kể cả phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước. Chỉriêng với nét tóm tắt ấy cũng thấy là, để thực hiện vai trò làm chủ của ngườidân, thì tổ chức tốt xã hội dân sự sẽ là một đảm bảo quan trọng và thiết thựccho hoạt động ấy. Khi mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quầnchúng đã không phát huy được vai trò vì gần như bị "Nhà nước hoá" tấtcả thì đã đến lúc vấn đề "xã hội dân sự”, một đặc điểm của xã hội hiện đạivà văn minh, cần được đặt ra một cách nghiêm túc cùng với việc đẩy mạnh xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trước mắt, công việcnày chắc sẽ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đến việc việc chống "quốcnạn" tham nhũng đang là bức xúc của mọi người dân.
Xãhội công bằng, dân chủ và văn minh mà chúng ta đang hướng tới cần phải xây dựngtrên nền tảng vững vàng của nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang