KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHỨNG CỨ


Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bịcan, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự kháctrong vụ án. Khi tham gia tố tụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (thânchủ) và góp phần làm sáng tỏcác tình tiết của vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng phápluật. Khi tham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào chữa cho của bịcan, bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, lợi ích hợp pháp của đương sự… thì Luật sư cùng với thân chủ củamình luôn trở thành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trongtố tụng thì Luật sư phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiếnthức của mình trong đó có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểm đối lập,bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biết về lý luận chứngcứ và khả năng sử dụng chứng cứ trong tố tụng là những điều kiện quan trọng bảođảm sự thành công của Luật sư trong tranh tụng.
Ở đề tài tiểu luận này, chúng ta cùng tìmhiểu các kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ.
Về kháiniệm chứng cứ:
Như thế nào gọilà chứng cứ trong một vụ án hình sự? Chúng ta thường thấy rằng, saukhi có một vụ án hình sự xảy ra, các dấu vết của vụ án vẫn còn lưu lại đâu đó và được thểhiện dưới những hình thức khác nhau. Khi các dấuvết ấy thể hiện ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội trong vụ án. Thì từ các dấu vết đó và các điềukiện, căn cứ khác, các cơquan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành viphạm tội. Những dấu vết như vậy trong vụ án hình sự được gọi là chứng cứ.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 64, Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2003 thì:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thậptheo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, ngườithực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giảiquyết đúng đắn vụ án.
Chứng cứ đượcxác định bằng:
- Vật chứng  (Theo Điều 74 BLTTHS thì, “Vật chứng là vậtđược dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đốitượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạmvà người phạm tội”);
- Lời khai củangười làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bịcáo;
- Kết luận giámđịnh;
- Biên bản vềhoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, việc luật sư nhận diện trước tiên được chứngcứ bao gồm những nội dung gì theo quy định của pháp luật như trên sẽ giúp luậtsư dành sự tập trung của mình vào những yếu tố được xác định là chứng cứ nóitrên, nhằm tiến hành đánh giá và nghiên cứu có kết quả cao nhất.
Vậy, chứng cứ mang những đặc điểm gì? Trả lời câu hỏinày sẽ giúp luật sư nắm bắt thật chắc các đặc trưng cần thiết khi tiếp cận chứngcứ của một vụ án hình sự, bởi nếu không nắm chắc các đặc trưng của chúng, nhiềukhi không thể quyết định việc đánh giá chúng ra sao và có thể tốn thời gian,công sức và việc đánh giá những yếu tố có trong vụ án, nhưng lại không liênquan đến vụ án, hoặc không phục vụ cho mục đích bảo vệ quyền và lợi ích củathan chủ mình.
Chứng cứ có các đặc điểm sau:
- Tính khách quan: Đây là đặc trưng quan trọng khi tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá chứng cứbuộc luật sư phải lưu ý kỹ. Tính khách quan thể hiện những gìcó thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. Nếu không đảm bảo tínhkhách quan, những yếu tố được gọi tên là chứng cứ trong vụ án sẽ làm sai lệchtính chất của vụ án. Sự đảm bảo tính khách quan của chứng cứ trong vụ án sẽgiúp các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những quyết định đúng, không oan sai;đồng thời cũng qua đó, luật sư có cơ sở để bảo vệ cho than chủ của mình theo đúngtinh thần pháp luật.
- Tính liên quan: Đây là đặc điểm xác định nguồn gốc của việc hình thành chứng cứ, cũngnhư xác định có thực về mối quan hệ giữa vụ án với các yếu tố được gọi là chứngcứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ, nó phải có mối quanhệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án hình sự. Mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, nghĩalà chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệnhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đếnviệc hình thành các chứng cứ này. Chỉ khicó mối quan hệ nhân quả ấy diễn ra trên thực tế, chứng cứ mới đảm bảo cơ sở đểxác  định tính chất và nội dung xác thựccủa vụ án, và nó thực sự là cơ sở để đánh giá nhằm phục vụ việc luận tội, hay gỡtội.
- Tính hợp pháp: Có trường hợp chứng cứđược đưa ra nhằm kết luận tính chất và nội dung của vụ án là không hợp phải, đólà chứng cứ do nhầm lẫn, do sai lầm trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứuhay bảo quản chứng cứ. Cũng có những lúc, chứng cứ được đưa ra để chứng minh lạilà chứng cứ do giả mạo. Những chứng cứ đó là những chứng cứ không hợp pháp. Chỉkhi chứng cứ được bảo đảm tính hợp pháp thì nó mới phản ánh đầy đủ mối quan hệnội tại, có thật, liên quan với vụ án. Do đó, tất cả nhữnggì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tựdo luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạt độngchứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ.
Luật sư cũng cần xác định rõ đâu là chứngcứ buộc tội hay là chứng cứ để gỡ tội; đâu là chức cứ trực tiếp hay gián tiếp;đâu là chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại nhằm nắm bắt các khía cạnhkhác nhau của chứng cứ một cách toàn diện.
           Về đánh giá và sử dựng chứng cứ
Trong khi hànhnghề, luật sư do đặc thù nghề nghiệp của mình nên thường gặp những bất lợi hơn cáccơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứngcứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa một vụ án hình sự. Thiết nghĩ,hiện nay nhiều lúc luật sư không thể hiện sự chủ động tìm kiếm, phát hiện vàthu thập, xử lý các chứng cứ của một vụ án hình sự, nằm phát huy khả năng chứngminh của chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng. Thế nên,có những trường hợp luật sư chỉ đánh giá và nghiên cứu những chứng cứ được cáccơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, hoặc chỉ dựa trên những lời khai, lời thuậtlại của những người có liên quan trong vụ án qua đơn thuần là các văn bản đượcsoạn ra trên giấy. Như thế, rõ ràng việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa đượctoàn diện và trọn vẹn.
Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyềnbào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Luật quy định như vậy có nghĩa là luật sư(người bào chữa) được tham gia vào quá trình điều tra (từ khi khởi tố bị can), truy tố và xét xử, được đọc cáctài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án mà kháchhàng mời luật sư làm người bào chữa. Trongcách thức để luật sư tham gia vào vụ án hình sự, họ được trao một số quyền, trong đó có những quyền liên quan đến chứngcứ trong vụ án, như: phát hiệnvà thu thập chứng cứ; đánh giá chứng cứ; sử dụng chứng cứ.
Cụ thể, tại Điều 58 BLTTHS quy định “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”, trong đó khoản 2 của Điều 58 nếu các quyền:
- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liênquan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích củanhững người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạmgiữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Như vậy, luật sư không nên thụ động trongviệc dựa vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được của các cơ quan tiến hành tốtụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình. Quyền của luật sư trongviệc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cần được phát huy có hiệu quả bằng khả năngvận dụng, nắm bắt và xác định được mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập,phát hiện ra những yếu tố nào trong vụ án có thể trở thành chứng cứ quan trọngphục vụ cho việc bào chữa của luật sư đối với khách hàng.
Cần lưu ý thêm, tránh trường hợp luật sư dấnsâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ công việc của mình mà quên đi nghĩa vụ đốivới các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện chứng cứ, để xảy đếntình trạng luật sư phạm luật. Tại Điểm a, khoản 3 Điều 58 BLTTHS có quy định, “Tuỳtheo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụán, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Toà án”.
Khi xác định được việc chủ động tiếp cận,phát hiện và nghiên cứu chứng cứ được rồi, điều tiên quyết luật sư cần nắm vữnglà định hướng mục đích của việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ có được trong vụán. Do mục đích của luật sư trong quyền đưa ra chứng cứ khác vớinhững cơ quan và người tiến hành tố tụng, bởi luật sự, trước hết là bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của thân chủ, sau nữa góp phần làm sáng tỏ những tình tiếtkhác nhau về vụ án. Trong thực tế, cũng có trường hợp, luật sư không được sử dụngchứng cứ thu thập được, bởi nếu sử dụng chứng cứ đó sẽ làm xấu đi tình trạng củathân chủ.
Ví dụ: Luật sư N. P bào chữa cho ông T. Ntrong một vụ án cướp tiệm vàng, Trước các cơ quan tiến hành tố tụng,bị can không nhận tội, nhưng trong quá trình tìm hiểu vụ việc, luật sư N. P pháthiện ra những chứng cứ buộc tội bị can T. N, vì vậy, luậtsư N. P không có quyền đưa ra chứng cứ đó, bởi như vậysẽ vi phạm đức đức nghề nghiệp. Trong trường hợp này, luậtsư N. P đã lựa chọn việc từ chối bào chữa tiếp cho bị cáoT. N tại tòa.
Bằng cách nắm rõ mục đích hướng đến của mộtluật sư trong từng vụ án khác nhau, luật sư phân biệt được việc phải tìm ở đâuchứng cứ nhằm hướng mục đích của mình vào việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ đótránh bị “vênh”, bị “lệch” khỏi yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho luật sư; tuy vậy,như trên đã đề cập, dù cho mục đích hướng tới khách hàng tới đâu thì việc thuthập, phát hiện, đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cũng phải tuân thủ quy định củapháp luật.
Thực tế có những trường hợp,chứng cứ mà luật sư thu thập được, vềcơ bản là xác định giá trị buộc tội của các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụngdùng để chứng minh bị can, bị cáo phạm tội. Để bào chữa có hiệu quả, luật sư phảicó ý kiến để phản biện(một phần hoặc toàn bộ) chứng cứ buộc tội đó, có những kiến nghị, đề nghị cơquan tiến hành tố tụng ra các quyết định khác nhau như điều tra bổ sung, điềutra lại, đình chỉ điều tra, rút cáo trạng, thay đổi tội danh nhẹ hơn, áp dụnghình phạt nhẹ hơn so với đề nghị nêu trong bản luận tội, để hội đồng xét xử cânnhắc khi định tội danh, quyết định hình phạt cho bị cáo. Điều này thể hiện rõ mục đích hướng đến của luật sư khi hành nghề, đồngthời thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mỗi một luật sư đối với khách hàng củamình.
Có thể khái quát lại, tuỳtheo khách hàng là ai, bị can, bị cáo hay đương sự, luật sư sẽ có định hướngcho việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ khác nhau, nhưng bao giờ, khiđưa ra chứng cứ, luật sư cũng phải đảm bảo hướng có lợi nhất cho khách hàng củamình.
Đi vào từng giai đoạn cụ thể của quá trìnhtố tụng của một vụ án hình sự chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn từng kỹ năngquan trọng mà Luật sư cần thực hiện để mang lại hiệu quả trong công việc củamình. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền và lợi ích hợppháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được tôn trọng và bảo vệ. Bằnghoạt động của mình, Luật sư giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền vàlợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo,nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụnggiải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cần nhìn nhận rằng, quá trìnhđiều tra vụ án hình sự có những đặc thù riêng so với các hoạt động tố tụngkhác, những đặc thù của giai đoạn này có ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạtđộng bào chữa. So với giai đoạn khác hoạt động bào chữa trong giai đọan này cónhững đặc điểm riêng, đó không phải là sự đối sánhchứng cứ trực tiếp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như ở giai đoạn xét xử. Nhữngthông tin, tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc xác định sự thật của vụ án đốivới Luật sư không nhiều nhưng những thông tin tài liệu, chứng cứ đó lại rấtquan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho bị can. Do vậy Luật sư cần phải biếttập trung thời gian, công sức trí tuệ để nghiên cứu, đánh giá tính hợp pháp củanhững thông tin, tài liệu, chứng cứ đó. Chỉ khi tậptrung, đánh giá có trọng điểm và chính xác những chứng cứ là cơ sở cho việc xácđịnh sự thật vụ án thì kết quả của hoạt động này mới trở nên có ý nghĩa.
Theo quy địnhcủa Bộ luật TTHS nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và những ngườitiến hành tố tụng, điều này có nghĩa rằng những người nói trên có nghĩa vụ phảiđi thu thập chứng cứ. Điều 19 BLTTHS.Bảo đảm quyềnbình đẳng trước Toà án” quy định: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa,người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi củađương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưara yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điềukiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.”Quyền bình đẳng về việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu tranh luận trước tòa án là mộtquyền của Luật sư được Bộ luật TTHS 2003 phát triển hơn so với quy định trướcđây.
Theo đó, Bộ luậtTTHS 2003 đã có quy định Luật sư có quyền đưa ra các tài liệu đồ vật yêu cầu màtrong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra chưa phát hiện được. Trong trường hợpnày Luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét nhưng chỉ khi chứng cứ cócó lợi cho bị can và không làm xấu đi tình trạng của bị can như chứng cứ chứngminh sự vô tội của bị can nếu bị can thực sự vô tội; chứng cứ chứng minh hànhvi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài liệu trong hồ sơ thể hiện;các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can mà Cơ quan điều tra chưathể hiện trong hồ sơ. Giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự là phạm vi cáctình tiết, các dấu hiệu cần và đủ phải chứng minh để khẳng định một người phạmtội hay không phạm tội; giới hạn chứng minh một người phạm tội cụ thể nào đóbao giờ cũng rộng hơn giới hạn chứng minh người đó không phạm tội. Để chứngminh một người phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng, người bị hại và luật sư củangười bị hại cần phải có đủ các chứng cứ để chứng minh là hành vi phạm tội củangười phạm tội phải có đủ bốn yếutố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, còn để chứng minh người đó không phạm tội,bị can, bị cáo, người bào chữa cho bị can, bị cáo chỉ cần chứng minh là khôngcó một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạmđó. Nói một cách khác, để buộc tội cần phải có nhiều chứng cứ, còn để gỡ tội cókhi chỉ cần một chứng cứ. Và Luật sư, hơn ai hết có điều kiện để vậndụng điều kiện này để đưa ra những yêu cầu có lợi cho than chủ mình, nếu Luậtsư nắm được những chứng cứ thuyết phục.
Sử dụng chứng cứ để phục vụ cho công việc là mộttrong những nhiệm vụ của Luật sư, nếu như đánh giá được thực hiện ở tất cả cácgiai đoạn tố tụng thì việc sử dụng chứng cứ cũng vậy. Trước hết Luật sư sử dụngchứng cứ để làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị với Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Toà án, thực hiện một công việc nào đó hứng tới mục đích làm lợi cho thânchủ. Trong phiên toà, luật sư sửdụngchứng cứ để phản bác một phần hay toàn bộ quan điểm của bên đối lập, khẳngđịnh quan điểm của mình, đề nghị Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ truy tố,đề nghị Toà án áp dụng điều luật hoặc những biện pháp có tính chất tố tụng kháccó lợi cho thân chủ của mình. Đểlàm tốt nhiệm vụ bào chữa của mình, Luật sư cần nắm vững các quy định của phápluật có liên quan đến địa vị pháp lý của mình, quyền và nghĩa vụ hợp pháp củangười mà họ bào chữa cũng như nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng có liênquan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Không những thế, Luậtsư còn phải nắm vững diễn biến của quá trình tố tụng để đảm bảo quá trình điềutra phải có căn cứ khách quan.
Trong quá trình hoạt động thu thập chứng cứ củacác cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư có quyền gặp gỡ trao đổi,đề xuất với cơ quan Toà án, Viện kiểm sát nhằm: Khắc phục những thiếu sót trong điều tra, truy tố; đảm bảo tính khách quan của hoạt động tố tụng; bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của thân chủ.
Luật sư cũng cóquyền trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát những vấn đề vè thủ tục tố tụngvà chứng cứ của vụ án:
Thứ nhất, về tố tụng: Luật sư trao đổi để làm rõ hồ sơ vụ án cần phải xem xét xemcó đảm bảo đúng thủ tục tố tụng hình sự hay không; có việc vi phạm nghiêm trọngthủ tục tố tụng hay không; có cần đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; nhập hoặc tách vụ án hay không.
Thứ hai, về chứng cứ:Đã có đủ chứng cứ để xét xử bị cáo chưa; nếu còn thiếu chứng cứ thì đó là chứngcứ quạn trọng hay không quan trọng đối với vụ án, có thể bổ sung tại phiên Tòa hay không; có đúng là bị cáo đã thực hiện hành vi phạmtội đã bị truy tố hay phạm một tội khác hoặc có người khác cùng phạm tội với bịcáo.
Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi ấy, khithấy có vi phạm về thủ tục tố tụng, không đảm bảo về chứng cứ xét xử bị cáo thìLuật sư có thể gặp thẩm phán hoặc kiểm sát viên tại phòng làm việc của họ đểtrao đổi. Trong tường hợp cần cung cấp thêm chứng cứ thì Luật sư chủ động cungcấp thêm chứng cứ của vụ án và trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát. Như vậy, việc Luật sư chủ động xâm nhập thực tế vụ án sẽ nâng cao khảnăng đạt được những kết quả có lợi hơn cho khách hàng của mình do việc tiếp cậnvới hồ sơ vụ án nói chung và chứng cứ nói riêng được trực tiếp và sát sao hơn.
Trong quá trình trao đổi, đề xuất với Việnkiểm sát, Tòa án thì thông thường Luật sư tập trung trọng điểm vào những vấn đềsau:
Thứ nhất, trongcác trường hợp sau đây thì Luật sư yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung: Khi thấy hồ sơ thiếu những chứngcứ quan trọng, nếu cứ xét xử thì dẫn đến oan saihoặc làm cho bị cáo phạm tội nặng hơn; trường hợpbảo vệ cho người bị hại thì khi thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạmmột tội nặng hơn tội đã bị truy tố thì đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sungthay đổi tội danh; khi thấy có vi phạm nghiêmtrọng thủ tục tố tụng làm cho việc điều tra không chính xác ảnh hưởng đến quyềnlợi hợp pháp của thân chủ.
Thứ hai, khi có các chứng cứ cho thấy thấy vụ án mà mình có trách nhiệmbảo vệ cho thân chủ nếu được nhập vào trong một vụ án khác hoặc cần tách ra đểxét xử sau là phù hợp với quy định củapháp luật thì đề nghị với Viện Kiểm sát hoặc Toà án giải quyết.
Thứ ba, qua nghiên cứuthấy người làm chứng quan trọng có lời khai buộc tội bị cáo, nhưng lời khai nàycó nhiều điểm chưa rõ hoặc có mâu thuân với chứng cứ khác trong vụ án, nếu người làm chứng này không có mặt trong phiên toà thì sự côngbố lời khai của họ có thể ảnh hưởng đến sự thật của vụ án, không có lợi chothân chủ. Vì vậy Luật sư phải đề nghị Toà án cho triệu tập người làm chứng nàyđến để xét hổi làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Thứ tư, trong trườnghợp nếu thấy việc tạm giam bị can bị cáo là khôngcó căn cứ như tạm giam bị can, bị cáo 15 tuôỉ phạm tội nghiêm trọng, tạm giam bịcan, bị cáo 17 tuổi phạm tội nhgiêm trọng do vô ý hoặc bị cáo phạm tội ítnghiêm trọng, khai báo thành khẩn, mắc bện nặng cần phải được chữa bệnh, việc tạmgiam bị can, bị cáo không cần thiết nữa thì phải đề nghị với Toà án viện kiểmsát huỷ bỏ việc tạm giam trả tự do cho bị can, bị cáo. Nếu xét thấy cần thì đềnghị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp tạm giam.
Thứ năm, trong trườnghợp nghi ngờ bị can, bị cáo đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bện khác làm mát khảnăng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì đề nghị Viện kiểmsát hoặc Toà án ra quyết định trưng cầu giám định pháp y về năng lực chịu tráchnhiệm hình sự của họ.
Qua những nội dung trên để thấy, kỹ năng củaluật sư trong việc đánh giá và nghiên cứu chứng cứ của một vụ án hình sự là rấtquan trọng. Nắm vững những yêu cầu và quy định của pháp luật đối với việc thuthập, đánh giá và nghiên cứu chứng cứ sẽ giúp Luật sư thực hiện được tốt nhấtvai trò của mình đối với khách hàng.
Trongcác kỹ năng của Luật sư khi được khách hàng mời tham gia ở các vụ án hình sự, việcnghiên cứu và đánh giá chứng có tác động lớn đến kết quả cuối cùng mà Luật sư đạtđược; đồng thời mang lại hiệu quả trong yêu cầu đối với khách hàng và đóng góptích cực cho quá trình tiến hành tố tụng được dân chủ, công bằng bảo đảm lợiích hợp pháp cho thân chủ, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật, đảm bảo chohoạt động điều tra được tiến hành khách quan toàn diện. Do đó, nếu trở thành người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụán hình sự, là Luật sư, chúng ta cần bắt tay ngay vào việc thu thập, tổng hợp,nghiên cứu và đánh giá chứng cứ để mang lại hiệu quả cao nhất như cách mà kháchhàng chúng ta mong đợi.
 Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang