HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM


Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS)năm 1999 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên,"lần này chỉ sửa đổi những vấn đề thực sự bức xúc gây khó khăn, trở ngạicho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu của tiếntrình hội nhập quốc tế, còn các vấn đề khác cần được nghiên cứu kỹ về mọi mặtđể phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới"1.Nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện toàn diện BLHS trong thời gian tới, chúng tôixin tiếp tục chỉ ra những bất cập trong các quy định của BLHS 1999 về các tộixâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người và đề ra hướng sửa đổi, bổ sung.
1. Hoàn thiệncác quy định về tình tiết định tội
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (khoản 1, Điều 111): theo Điều111 của BLHS thì, Tội hiếp dâm được áp dụng cho hành vi dùng vũ lực, đe doạdùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủđoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Trên cơ sở quy định củaBLHS, hầu hết quan điểm cho rằng, chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt- nam giới; hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn củangười phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạngkhông thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác2. Tuy nhiên, cũng có quan điểmkhông đồng tình khi cho rằng, "chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường- nam hoặc nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; hành vikhách quan của tội này là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụngtình trạng không thể tự vệ được hoặc hành vi khác và hành vi giao cấu trái ýmuốn của nạn nhân"3. Quan điểm thứ ba tuy đồng ý chủ thể của tội hiếp dâmlà chủ thể thường - nam hoặc nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổiluật định; nhưng lại cho rằng, hành vi khách quan của tội này là hành vi giaocấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của nạn nhân bằng một trong các thủ đoạn:dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được củanạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ratình trạng không thể tự vệ được hoặc không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ ba vì: thứ nhất, về lýluận, nữ giới cũng có thể phạm tội hiếp dâm thông qua hành vi giao cấu trái ýmuốn hoặc không có ý muốn của nam giới bằng thủ đoạn tạo ra tình trạng khôngthể tự vệ được hoặc không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân như cho nạn nhânuống thuốc mê, thuốc kích thích...; thứ hai: về thực tiễn, vài năm gần đây ởnước ta đã xuất hiện một số trường hợp nữ giới dùng thủ đoạn tạo ra tình trạngkhông thể tự vệ được hoặc không thể biểu lộ được ý chí ở nam giới để giao cấutrái ý muốn hoặc không có ý muốn của nam giới nhưng không bị trừng trị về tộihiếp dâm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và gây bất bình trong nhân dân (vì theo quyđịnh hiện hành thì chủ thể của tội phạm này chỉ là nam giới); thứ ba, về kinhnghiệm nước ngoài, qua nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới (nhưTrung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển...) chúng tôi thấy hầu hết các nước đềuquy định chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (nam hoặc nữ); thứ tư, vềbản chất, tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn củanạn nhân, chứ không phải là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụngtình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thểbiểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hoặckhông thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân (vì đây chỉ là những thủ đoạn để thựchiện hành vi giao cấu). Vì vậy, để thống nhất trong nhận thức và áp dụng luật hìnhsự, chúng tôi đề nghị sửa lại tình tiết định tội trong tội hiếp dâm, bao gồm cảchủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan như sau: 1) Quy định rõ chủthể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (bất cứ người nào, có năng lực tráchnhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định); 2) Quy định hiếp dâm là hành vi giaocấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đedoạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặcthủ đoạn khác; 3) Bổ sung cụm từ hoặc không có ý muốn của họ để tránh tìnhtrạng bỏ lọt tội phạm vì không chứng minh được dấu hiệu trái ý muốn của nạnnhân; 4) Sửa lại một số thuật ngữ cho chính xác. Cụ thể, điều luật mới được sửađổi thành: "1. Người nào giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn củangười khác bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tìnhtrạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác,...".
Thứ hai, về Tội cưỡng dâm (khoản 1, Điều 113): cần sửa lạitình tiết định tội, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt kháchquan (giống như Tội hiếp dâm). Đồng thời, quy định rõ cưỡng dâm là hành vi giaocấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinhthần; bỏ cụm từ dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ởtrong tình trạng quẫn bách cho dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ chứng minh về mặt tốtụng bởi, về mặt lý luận cũng như thực tiễn để xác định đúng thế nào là trongtình trạng quẫn bách là rất khó. Như vậy, điều luật mới được sửa đổi thành:"1. Người nào giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằngthủ đoạn uy hiếp tinh thần,...".
Thứ ba, về Tội giao cấu với trẻ em (khoản 1, Điều 115):cần sửa lại tình tiết định tội theo hướng quy định rõ giao cấu với trẻ em làhành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồngý của họ. Việc sửa đổi này không những tạo ra sự thống nhất giữa Tội giao cấuvới trẻ em với Tội hiếp dâm, Tội cưỡng dâm (mới) mà còn rõ ràng hơn, giúp phânbiệt Tội giao cấu với trẻ em với các tội khác như: cưỡng dâm trẻ em, hiếp dâmtrẻ em, dâm ô với trẻ em và mua dâm người chưa thành niên. Điều luật mới đượcsửa đổi thành: "1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ,...".
Thứ tư, về Tội mua bán phụ nữ và Tội mua bán trẻ em (Điều119, 120): hai tội này cần gộp lại thành một tội với tội danh là Tội mua bánngười để khắc phục tình trạng bỏ lọt hành vi mua bán người không phải phụ nữ,cũng không phải là trẻ em và nhằm trừng trị nghiêm hành vi mua bán người đangcó xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Giữ lại Tội đánh tráo hoặc chiếmđoạt trẻ em tại Điều 120 của BLHS.
Thứ năm, về Tội làm nhục người khác (Điều 121): cần bỏ cụmtừ "nghiêm trọng" trong cấu thành tội phạm cơ bản. Bởi lẽ: 1) Đây làtội phạm có cấu thành hình thức nên nếu quy định như hiện nay sẽ dẫn đến hiểulầm đây chính là hậu quả của tội phạm. 2) Tội làm nhục người khác có hậu quả làthiệt hại về tinh thần nên rất khó chứng minh về tố tụng; khó xác định hành vilàm nhục khi nào là nghiêm trọng, khi nào chưa nghiêm trọng, do đó, bỏ cụm từ"nghiêm trọng" sẽ giúp cho việc áp dụng Điều 121 được dễ dàng vàthống nhất. Tuy nhiên, để phân định ranh giới giữa có tội làm nhục người khácvới chưa có tội làm nhục người khác, chúng tôi cho rằng, cần bổ sung cụm từthường xuyên vào trước cụm từ xúc phạm. Điều luật mới nên quy định là: "1.Người nào thường xuyên xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạtcảnh cáo,...".
Thứ sáu, về Tội vu khống (Điều 122): cần bỏ cụm từ"nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp củangười khác" trong cấu thành tội phạm cơ bản. Bởi lẽ, nếu để dấu hiệu nàythì rất khó chứng minh về tố tụng nên rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạmhoặc xử oan người vô tội. Tuy nhiên, để điều luật ngắn gọn, đủ ý mà không bỏlọt tội phạm, chúng tôi cho rằng, cần bỏ cả cụm từ "hoặc bịa đặt là ngườikhác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền" trong cấu thànhtội phạm cơ bản của Tội vu khống và chuyển sang cấu thành tội phạm tăng nặngvới tính chất là tình tiết tăng nặng định khung. Cụ thể, điều luật mới được sửađổi thành: "1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịađặt về người khác,... 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thìbị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức;... e) Vu khống người khácphạm tội".
2. Hoàn thiệncác quy định về tình tiết định khung
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (Điều 111): trên cơ sở đối chiếuvới các tội có sử dụng bạo lực như Tội giết người (Điều 93), Tội cố ý gâythương tích (Điều 104), Tội cướp tài sản (Điều 133) và tình hình tội phạm hiếpdâm hiện nay, cần bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tạicác điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u dưới đây và bổ khoản 2 (mới), Điều111 tình tiết tăng nặng định khung gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷlệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Bổ sung tìnhtiết hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác vào điểm h, khoản 2, Điều 111 (cũ),tình tiết hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác vào điểm a, khoản 3, Điều111 (cũ) cho thống nhất với quy định tại Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nhằm thu hẹp khoảng cách tối đa và tốithiểu của khung hình phạt, thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự,không bỏ lọt những trường hợp phạm tội nguy hiểm và đáp ứng được yêu cầu đấutranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trong giai đoạn hiện nay. Điều luật mớiđược sửa thành: "1. Người nào...;
2. Phạm tội gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệthương tật từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt...: a)...; h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ31% đến 60% hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác; i) Tái phạm nguy hiểm; k)Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; l) Làm nạn nhân mất khảnăng mang thai và sinh con; m) Phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai, ngườigià yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối vớingười nuôi dưỡng mình; o) Phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình; p) Phạmtội đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; q) Phạmtội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện phápđưa vào cơ sở giáo dục; r) Thuê hiếp dâm hoặc hiếp dâm thuê; s) Thực hiện tộiphạm một cách man rợ; t) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; u) Vì động cơ đê hèn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt...
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thươngtật từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;...".
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113),Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ôđối với trẻ em (Điều 116), Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống(Điều 122) cũng nên sửa theo hướng này.
Thứ hai, về Tội mua bán người (mới): cần bổ sung các tìnhtiết tăng nặng định khung thuộc điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, Khoản2 sau đây cho phù hợp với tình hình tội phạm mua bán người hiện nay và thốngnhất với các tội (mới) thuộc chương này như: Tội hiếp dâm (Điều 111), Tội hiếpdâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116).Bổ sung Khoản 3, Điều 119 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả rất nghiêmtrọng và Khoản 4, Điều 119 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm.Bổ sung Khoản 5, Điều 119 hình phạt bổ sung như Điều 120 nhằm hỗ trợ cho hìnhphạt chính và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với tội phạm nguy hiểmnày. Điều luật mới được sửa đổi thành:
"1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai nămđến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:... g) Vì động cơ đê hèn; h) Để sử dụng vàomục đích vô nhân đạo; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng; l)Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;m) Phạm tội với trẻ em, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặcngười khác không có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với ông bà, cha mẹ, vợchồng của mình; o) Phạm tội đối với người nuôi dưỡng mình; p) Phạm tội đối vớithầy giáo, cô giáo của mình; q) Phạm tội đối với người thi hành công vụ hoặc vìlý do công vụ của nạn nhân; r) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạmgiam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; s) Bằng cách lợidụng nghề nghiệp;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tùtừ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạttù mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệuđồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đếnnăm năm".
Thứ ba, về Tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (mới): cầnbổ sung Khoản 3, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả rất nghiêmtrọng và Khoản 4, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểmnày và thu hẹp khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của khung hìnhphạt. Như vậy, Khoản 2, Khoản 3 điều luật mới sẽ là: "2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:...
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tùtừ mười lăm năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạttù hai mươi năm hoặc tù chung thân".
Thứ tư, về Tội vu khống (mới): cần bổ sung vào khoản 2,Điều 122 tình tiết tăng nặng định khung vu khống người khác phạm tội ít nghiêmtrọng, nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng; bổ sung vào khoản 3, Điều122 tình tiết tăng nặng định khung vu khống người khác phạm tội rất nghiêmtrọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng và khoản 4, Điều120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phânhóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm này, cụ thể:
"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: ... e) Vu khống người khác phạm tội ítnghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệtnghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đếnbảy năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạttù từ bảy năm đến mười năm".
3. Hoàn thiện các quy định về hình phạt
Thứ nhất, theo quy định hiện nay, hình phạt của Tội hiếpdâm thấp hơn nhiều so với Tội cướp tài sản. Điều này là không hợp lý vì Tộihiếp dâm có tính nguy hiểm cho xã hội tương đương Tội cướp tài sản vì chúngcùng xâm phạm đến khách thể rất quan trọng - quan hệ nhân thân. Vì vậy, đề nghịnâng hình phạt đối với Tội hiếp dâm (mới) lên ngang bằng với hình phạt của Tộicướp tài sản (Điều 133). Ngoài ra, bổ sung hình phạt tiền từ mười triệu đồngđến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chếhoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm vào Tội hiếp dâm trên cơ sở so sánh vớiquy định tại khoản 5, Điều 133 của Tội cướp tài sản nhằm đạt được mục đíchphòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Điều luật mới được sửa đổithành:
"1. Người nào giao cấu với người khác trái ý muốnhoặc không có ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặclợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thìbị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệthương tật từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từmười năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
5. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp qui định tại khoản2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt qui định tại cáckhoản đó.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấmhành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, bị phạt tiền từmười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tàisản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm".
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113),Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) cũng nên sửa theo hướng này.
Thứ hai, theo quy định của BLHS, hình phạt của Tội làmnhục người khác lại ngang bằng với Tội hành hạ người khác và thấp hơn nhiều sovới Tội vu khống. Điều này là bất hợp lý. Bởi lẽ, Tội làm nhục người khác cótính nguy hiểm cho xã hội cao hơn Tội hành hạ người khác và gần tương đương vớiTội vu khống vì Tội làm nhục người khác xâm phạm đến khách thể quan trọng hơnkhách thể của Tội hành hạ người khác - nhân phẩm, danh dự của con người. Vìvậy, đề nghị nâng hình phạt đối với Tội làm nhục người khác (Điều 121) lên caohơn hình phạt của Tội hành hạ người khác (Điều 110) theo hướng:
"1. Người nào thường xuyên xúc phạm nhân phẩm, danhdự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai nămhoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tù từ hai năm đến năm năm:"...
(Theo nclp.org.vn)
Luật sư Phan Nghiêm 0913 579 801 - 0988 505 572
(1) Báo cáo số 251/BC-UBTVQH12 ngày 23/4/2009 của Uỷ banThường vụ Quốc hội về Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửađổi, bổ sung một số điều của BLHS.
(2) Xem thêm: Võ Khánh Vinh chủ biên, Giáo trình Luật hìnhsự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.115-121; Lê Cảm chủ biên, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr. 142-146.
(3) Xem thêm: Khổng Văn Hà chủ biên, Giáo trình Luật hìnhsự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập I, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ môn Phápluật, Hà Nội, 2005, tr. 79-82.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang