TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI " PHẠM TỘI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH"


Định tội là việc xácđịnh một hành vi cụ thể đã thực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của một tộiphạm nào đó trong số các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS).Định tội cũng là một hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng – chủ thể địnhtội thực hiện. Đồng thời, đó cũng là hình thức hoạt động thể hiện sự đánh giávề mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xácđịnh trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự. Để định tội chomột hành vi cụ thể, người áp dụng phải căn cứ vào cấu thành tội phạm (CTTP)được rút ra từ những quy định của BLHS. Nếu tình tiết của một hành vi phạm tộiphù hợp với các dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong BLHS, thì hànhvi đó được xác định theo tội danh của CTTP đó.
Như vậy, CTTP được xem là cơ sở pháp lý duy nhất để địnhtội, là mô hình pháp lý có các dấu hiệu cần và đủ để xác định trách nhiệm hìnhsự đối với người phạm tội. Bởi vì, một trong những đặc điểm của tội phạm làđược quy định trong BLHS. BLHS quy định tội phạm bằng cách mô tả các dấu hiệucủa hành vi phạm tội. Từ cơ sở pháp lý đó, các nhà lý luận khái quát thành cácdấu hiệu đặc trưng chung gọi là CTTP. Vì thế, chủ thể định tội cần nhận thứcđúng bản chất các dấu hiệu CTTP trong quá trình định tội.
Để chủ thể định tội nhận thức đúng các dấu hiệu của CTTP,các dấu hiệu của chúng phải được mô tả chính xác, rõ ràng trong BLHS năm 1999(BLHS năm 1999). Sự mô tả các dấu hiệu CTTP của từng tội phạm cụ thể trong BLHSnăm1999 giúp cho chủ thể định tội thực hiện tốt công việc của mình, trong đó cómục đích rất quan trọng là xác định sự khác nhau giữa tội phạm này với tội phạmkhác. Vì thế, CTTP phải có tính đặc trưng. Khi mô tả các dấu hiệu của CTTP, nhàlàm luật phải hết sức chú ý đến đặc điểm này của CTTP. Hầu hết các tội phạmtrong BLHS năm1999 được các nhà làm luật mô tả một cách chính xác, rõ ràng,giúp cho chủ thể định tội, các nhà nghiên cứu pháp luật hình sự nhận thức đúngđắn sự khác nhau giữa tội phạm này với tội phạm khác. Tuy nhiên, trong BLHSnăm1999 vẫn còn một vài tội phạm mà tính đặc trưng của chúng chưa rõ khiến chochủ thể định tội gặp khó khăn khi xác định một hành vi là phạm tội này hay tộikhác. Minh chứng cụ thể là CTTP của hai tội: Tội giết người trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 của BLHS năm1999) và Tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh (Điều 105 của BLHS năm1999). Cả hai CTTP của hai tội đều chứađựng dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và có thể có hậu quảchết người xảy ra. Vì vậy, khi xác định điểm đặc trưng của CTTP của hai tội nàymà dựa vào chủ quan của người phạm tội là việc làm không dễ chút nào, thậm chílà không thể khi sự mô tả của hai CTTP trong hai tội nói trên của BLHS năm1999chưa có sự khác nhau rõ ràng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về trạng thái tinh thần bịkích động mạnh. Có quan điểm cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động mạnhlà tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi củamình[1].Gần giống với quan điểm này là quan điểm cho rằng, trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự đượctình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi[2].Như vậy, hai quan điểm nói trên đều thừa nhận trạng thái tinh thần bị kích độngmạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạnchế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điềukhiển hành vi của mình. Quan điểm thứ ba lại coi trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh là trạng thái của một người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi củamình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mấtkhả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mấttrí). Đây là cơ sở để phân biệt với trường hợp phạm tội do tinh thần bị kíchđộng[3].Theo quan điểm này, người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưamất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ – khả năng kiềmchế và điều khiển hành vi của mình.
Theo chúng tôi, hai quan điểm đầu có vẻ hợp lý hơn. Mộtngười phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người dù chịu sựtác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng nhận thức vẫn còn, nghĩa là khảnăng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ vẫn còn. Còn nếu theo quan điểm thứba thì, nếu khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ mất, có thể coi họlà một trong những trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 13của BLHS năm1999 quy định nếu một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác(nguyên nhân khách quan) mà dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năngđiều khiển hành vi, thì được xem là người không có năng lực trách nhiệm hìnhsự. Người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có nguyên nhânxuất phát từ người bị hại. Như vậy, có thể coi việc họ mất khả năng tự chủ vàđiều khiển hành vi là nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Nếu xem họ mất khả năngtự chủ và điều khiển hành vi, họ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về hành vinguy hiểm của mình theo quy định của Điều 13 của BLHS năm1999.
Thực tế, chỉ có thể xảy ra trường hợp một người vẫn cònkhả năng nhận thức mà mất khả năng tự kiềm chế và điều khiển hành vi của mìnhdo cơ chế sinh học hoặc một bệnh nào đó làm tổn hại bộ phận điều khiển hành vicủa não bộ. Những tác động tâm lý dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể làm chomột người mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình.
Có thể lý giải vì sao trong trường hợp bình thường họkhông phạm tội mà trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh họ phạm tộithông qua mức độ nhận thức của họ trong lúc này. Bình thường, họ nhận thức đượchành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội vànhận thức được điều đó là sai, trái pháp luật, phải gánh lấy trách nhiệm pháplý nên họ kiềm chế hành vi của mình. Tuy nhiên, trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh, mức độ nhận thức của họ giảm đi đáng kể. Họ vẫn có thể nhậnthức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào đó, nhận thứcmột cách khái quát về hậu quả mà họ không quan tâm đến, không nhận thức đượchành vi của mình là trái pháp luật cũng như không nhận thức được sẽ phải gánhlấy hậu quả pháp lý từ hành vi của mình. Thực tế đó làm giảm đi đáng kể khảnăng tự chủ và điều khiển hành vi của mình (chứ không phải mất hẳn khả năng đó)và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra.
Với cách hiểu này, xét ở góc độ chủ quan người phạm tội,có thể phân biệt “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “trạng thái tinhthần bị kích động” ở mức độ nhận thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi.Khi thực hiện hành vi, nếu người phạm tội nhận thức được hành vi của mình lànguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả cụ thể nào, bất chấp việc hành vicủa mình có trái pháp luật và mình phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không thìcó thể coi đây là trường hợp “trạng thái tinh thần bị kích động”. Làm sáng tỏđiểm này phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Có trường hợp đối với đối tượngđó là bị kích động mạnh nhưng đối với đối tượng khác thì không. Ví dụ, khi pháthiện vợ mình ngoại tình với người khác tại nhà mình, có người vác dao chém đôitình nhân này. Tuy nhiên, có người bình tĩnh yêu cầu họ mặc đồ vào để nói chuyệnnghiêm túc.
Ngoài ra, còn có thể dựa vào nguyên nhân dẫn đến trạngthái tinh thần bị kích động để xác định tinh thần có bị kích động mạnh haykhông. Nguyên nhân làm cho “tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi trái phápluật nghiêm trọng của nạn nhân. Trong khi đó, nguyên nhân làm cho “trạng tháitinh thần bị kích động” là hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc của ngườikhác. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhânlà một căn cứ để xem tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh haykhông. Khi xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luậtcủa người bị nạn, cần đánh giá toàn diện về cả cường độ lẫn số lượng của hànhvi. Có trường hợp hành vi có cường độ mạnh nhưng chỉ xảy ra một lần cũng đủ dẫnđến kích động mạnh. Hoặc có trường hợp, hành vi dù cường độ thấp nhưng xảy ranhiều lần cũng có thể dẫn đến tinh thần bị kích động mạnh.
Khi phân tích CTTP của hai tội được quy định tại Điều 95và 105 của BLHS năm1999, một vấn đề khác nảy sinh là việc xác định yếu tố chủquan – lỗi của người phạm tội.
Điều 95 quy định Tội giết người trong trạng thái tinh thầnbị kích động mạnh như sau: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối vớingười đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”.
Còn Điều 105 -Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quyđịnh: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngườikhác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích độngmạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặcđối với người thân thích của người đó…”.
Đa số các tài liệu khi phân tích về hai tội phạm này đềuthừa nhận lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Quanđiểm này xuất phát từ sự phân tích mặt chủ quan của Tội giết người (Điều 93) vàTội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều104). Tuy nhiên, qua việc phân tích “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”cho thấy, khi phạm tội, người phạm tội không nhận thức rõ hậu quả nguy hiểm choxã hội cụ thể nào sẽ xảy ra từ hành vi của mình và do đó, cũng không thể nói họmong muốn hậu quả cụ thể nào đó xảy ra. Trong khi đó, để xác định người phạmtội có lỗi cố ý trực tiếp thì khi thực hiện hành vi, họ phải nhận thức được hậuquả chết người /thương tích, tổn hại sức khoẻ sẽ xảy ra từ hành vi của mình,mong muốn hậu quả đó xảy ra. Vì vậy, đối với Tội giết người trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chỉ cóthể nói người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp trong khi thực hiện tội phạm.Khẳng định trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét hai tội phạm này cógiai đoạn tội phạm chưa hoàn thành hay không. Theo đó, hai tội phạm này sẽkhông có giai đoạn chưa hoàn thành. Bởi vì, giai đoạn chưa hoàn thành chỉ xảyra đối với các tội phạm có dấu hiệu chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp[4].
Qua một số nội dung đã phân tích, việc xác định điểm đặctrưng của hai CTTP của hai tội nói trên dựa theo BLHS năm1999 có điểm vướngmắc.
Theo quy định hiện hành, căn cứ vào bản chất của “tìnhtrạng tinh thần bị kích động mạnh” giữa hai tội không thể phân biệt được khidựa vào dấu hiệu chủ quan, nghĩa là dựa vào lỗi của người phạm tội đối với hậuquả. Bởi vì, như đã phân tích người phạm tội không nhận thức rõ hành vi củamình có thể gây ra hậu quả cụ thể nào (chết người hay thương tích /tổn hại sứckhoẻ). Khi thực hiện hành vi, họ chỉ nhận thức một cách khái quát về tính nguyhiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả từ hành vi đó gây ra.Thực tế xảy ra hậu quả gì, họ chấp nhận hậu quả đó. Do đó, chỉ có thể phân biệthai CTTP này thông qua dấu hiệu hậu quả. Nếu hậu quả chết người xảy ra có mốiquan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, đó là Tội giết người trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh. Nếu hậu quả xảy ra chỉ là thương tích, đó là Tộicố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạngthái tinh thần bị kích động mạnh.
Cũng có quan điểm cho rằng, nếu sau khi phạm tội, hậu quảxảy ra ngay hoặc sau đó vài giờ thì đó là tội giết người trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh. Nếu hậu quả chết người xảy ra sau một thời gian nhấtđịnh, đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngườikhác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Quan điểm phân biệt nàykhông có cơ sở khoa học vì trong cả hai trường hợp, người phạm tội không nhậnthức được rõ ràng hậu quả của hành vi phạm tội do mình gây ra.
Như vậy, căn cứ vào bản chất của “trạng thái tinh thần bịkích động mạnh”, hậu quả thực tế xảy ra là cơ sở quan trọng nhất để phân biệthai CTTP của các tội nói trên. Tuy nhiên, theo sự mô tả của Điều 95 và Điều 105trong BLHS năm1999, chúng ta gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng. Vấn đềnày xảy ra khi nghiên cứu CTTP cơ bản của Tội giết người trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh (Khoản 1, Điều 95) và CTTP tăng nặng của Tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh (Khoản 2, Điều 105) vì cả hai CTTP đều chứa đựng hậu quảchết người[5].Như đã phân tích, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội trong cả haitrường hợp đều không nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra hậu quả cụ thểnào (chết người hay thương tích /tổn hại sức khoẻ) vì khi đó khả năng nhận thứccủa họ đã giảm đi đáng kể. Do đó, việc xác định trường hợp nào là cố ý đối vớihậu quả chết người (giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh)hay vô ý với hậu quả chết người (cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chếtngười) là điều không khả thi. Giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, nhà làmluật nên nghiên cứu bỏ dấu hiệu hậu quả “chết người” trong CTTP tăng nặng củaTội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trongtrạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điểm b, Khoản 2, Điều 105 của BLHSnăm1999). Như vậy, điểm b, Khoản 2, Điều 105 của BLHS sau khi được sửa đổi sẽlà: “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệthương tật từ 61% trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác”.
Theo quy định sửa đổi đó, mọi hành vi tấn công người kháctrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà có hậu quả chết người sẽ thoảmãn CTTP của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếuhành vi tấn công người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà chỉcó hậu quả thương tích /tổn hại sức khoẻ thì thuộc CTTP của Tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh. Có như vậy người áp dụng mới không gặp lúng túng khi định tộiđối với hai tội phạm này.
Một bất cập nữa đối với hai điều luật nói trên phát sinh ởviệc quy định chế tài. Theo Khoản 1, Điều 95, giết người trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trong khi đó,Khoản 2, Điều 105 quy định gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặctrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì có thể bị phạt tù từ một nămđến năm năm. Nếu cân nhắc tính nguy hiểm cho xã hội của hai trường hợp này dựatrên dấu hiệu khách quan (hậu quả) được quy định trong hai CTTP có thể thấytrường hợp phạm tội được quy định tại Khoản 2, Điều 105 rõ ràng có tính nguyhiểm thấp hơn (hoặc tối đa là bằng) trường hợp phạm tội theo Khoản 1, Điều 95.Bởi vì hậu quả được mô tả trong Khoản 1, Điều 95 là “chết người”; hậu quả tạiKhoản 2, Điều 105 là “thương tích với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên…hoặctrường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” (ý muốn nói những trường hợp này có cùngbản chất nguy hiểm với trường hợp được mô tả – tỷ lệ thương tật từ 61% trởlên).
Trong khi bản chất nguy hiểm cho xã hội của hai trường hợpphạm tội là vậy nhưng hình phạt quy định kèm theo không có sự tương xứng. Khunghình phạt quy định tại Khoản 2, Điều 105 nghiêm khắc hơn (từ một năm đến nămnăm) khung hình phạt tại Khoản 1, Điều 95 (từ sáu tháng đến ba năm). Điều nàykhông bảo đảm nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt cũng nhưnguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự. Cho nên, theo chúng tôi, nhà làmluật nên sửa đổi khung hình phạt của tội phạm quy định tại Điều 105 của BLHShiện hành theo hướng:
“1… thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến mộtnăm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2… thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”./.

[1]Nguyễn Ngọc Điệp, 550 thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật hình sự Việt Nam, Nxb.TP. Hồ Chí Minh, 1997, tr. 193; Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo trình Luật hìnhsự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 74.
[2] Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn, Từđiển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 247.
[3]Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm), tập I,Nxb  TP. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 56-57.
[4]Xem Võ Khánh Vinh, sđd, tr. 268, 272; Lê Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoahọc Luật hình sự (phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005, tr.443; Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Đại học CầnThơ, 2008, tr. 198
[5]Điểm b, Khoản 2, Điều 105 quy định: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết ngườihoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác”.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháptháng 10-2008

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Social Media Marketing

Công Cụ Internet Marketing

Follow us

Tư Duy Internet Marketing

Tổng số lượt xem trang